Giải KHTN lớp 7 Cánh Diều Bài 35

Xuất bản: 05/10/2022 - Tác giả:

Giải KHTN lớp 7 Cánh Diều Bài 35 Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật, trả lời câu hỏi trang 161-164 sgk KHTN 7 Cánh Diều

Đọc tài liệu sẽ cùng các em trả lời câu hỏi Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật thuộc Chủ đề 12: CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT với tài liệu Giải KHTN lớp 7 Cánh Diều. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Giải KHTN lớp 7 Cánh Diều Bài 35 chi tiết

Câu hỏi mở đầu trang 161 SGK KHTN lớp 7 Cánh Diều

Quan sát hình 35.1, cho biết hoạt động của người đang chạy cần có sự phối hợp hoạt động của những cơ quan nào, quá trình nào trong cơ thể.

Trả lời

- Người đang chạy cần có sự hoạt động phối hợp của: hệ vận động (cơ, xương,..), hệ tuần hoàn (tim đập, các mạch máu vận chuyển máu,…), hệ hô hấp (hít vào thở ra,..), hệ thần kinh (mắt nhìn,….), hệ bài tiết (tiết mồ hôi,…),…

- Ngoài ra còn có sự phối hợp của các quá trình: chuyển hóa vận chất và năng lượng (tạo ra năng lượng để thực hiện chạy), trao đổi chất, bài tiết,…

Sự thống nhất giữa các hoạt động sống trong cơ thể

Câu hỏi 1 trang 161 SGK KHTN lớp 7 Cánh Diều

Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể.

Trả lời

- Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.

- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.

Câu hỏi 2 trang 161 SGK KHTN lớp 7 Cánh Diều

Lấy ví dụ chứng minh sự thống nhất giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật.

Trả lời

- Ví dụ chứng minh về sự thống nhất giữa các hoạt động sống trong cơ thể : Trong cơ thể sinh vật, các hoạt động sống tác động qua lại, trong đó trao đổi chất gắn liền với chuyển hoá năng lượng. Nhờ trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng mà cơ thể có thể phát triển tốt. Ở thực vật quá trình quang hợp chiụ ảnh hưởng từ quá trình hút nước, vận chuyển nước từ rễ lên thân cây và lá. Ngược lại lá quang hợp cung cấp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.

Câu hỏi 3 trang 162 SGK KHTN lớp 7 Cánh Diều

Quan sát hình 35.2 nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật.

Trả lời

Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật:

- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có tác động qua lại với sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp tạo ra năng lượng và vật chất để thực hiện sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản. Ngược lại, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản cũng tạo động lực để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Ngoài ra, các quá trình sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển cũng có mối quan hệ qua lại với nhau.

Câu hỏi 4 trang 162 SGK KHTN lớp 7 Cánh Diều

Vì sao trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có ảnh hưởng quyết định đến các hoạt động sống khác?

Trả lời

Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sống khác vid trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng sản sinh ra các chất chất cần thiết đi nuôi sống cơ thể, đào thải các chất không cần thiết ra bên ngoài tạo cho cơ thể sống có đủ năng lượng cho sinh sản, sinh trưởng và phát triển

Luyện tập 1 trang 162 SGK KHTN lớp 7 Cánh Diều

Quan sát hình 35.3, cho biết các hình a, b, c, d thể hiện hoạt động sống nào ở cây mướp đắng (khổ qua). Nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.

Trả lời

- Quan sát hình 35.3 ta thấy:

+ Hình a: hoạt động sinh trưởng

+ Hình b: hoạt động quang hợp

+ Hình c: cây phát triển nhờ tính hướng tiếp xúc.

+ Hình d: Cây ra hoa, kết quả

- Mối quan hệ giữa các hoạt động: Rễ cây hút nước, nhờ ánh sáng mặt trời để thực hiện quanh hợp ⇒ Cây trao đổi chất với môi trường để sinh trưởng và phát triển ⇒ Phản ứng lại các kích thích từ môi trường ⇒ Cây phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ ra hoa, tạo quả.

Luyện tập 2 trang 163 SGK KHTN lớp 7 Cánh Diều

Quan sát hình 35.4, lấy ví dụ cho mỗi hoạt động sống ở chó. Nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.

Trả lời

Ví dụ cho mỗi hoạt động sống ở chó :

- Hoạt động sinh trưởng và phát triển: Chó con sau một thời gian bú mẹ và được cung cấp các chất dinh dưỡng ⇒ cơ thể sinh trưởng lớn lên.

- Hoạt động trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng: Chó ăn thức ăn, nhờ hoạt động của hệ tuần hoàn giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để duy trì sự sống.

- Hoạt động cảm ứng: não bộ nhận được các tín hiệu từ môi trường => phản xạ với những kích thích nhận được ⇒ thích nghi (trời nóng, nhiệt độ cao, chó lè lưỡi, thở mạnh để cân bằng nhiệt độ cơ thể,…)

- Hoạt động sinh sản: Đến một giai đoạn nhất định, chó sẽ tiến hành giao phối ⇒ bào thai được hình thành ở chó cái ⇒ sinh sản.

⇒ Mối quan hệ giữa các hoạt động sống: Các hoạt động sống tác động qua lại, hoạt động trao đổi chất gắn liền với chuyển hóa năng lượng, nhờ chuyển hóa năng lượng, cơ thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và sinh sản.

Vận dụng trang 163 SGK KHTN lớp 7 Cánh Diều

Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản ở người.

Trả lời

- Ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản ở người:

- Cơ thể người luôn thực hiện các quá trình hô hấp, tiêu hóa,… để trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Năng lượng được cung cấp cho các hoạt động sống khác như sinh trưởng và phát triển giúp cơ thể người lớn lên, hoàn thiện các chức năng sống. Bên cạnh đó, cơ thể người sử dụng năng lượng để phản ứng với các kích thích từ môi trường. Khi cơ thể lớn lên đến mức độ nhất định sẽ diễn ra quá trình sinh sản để duy trì nòi giống.

Luyện tập 3 trang 163 SGK KHTN lớp 7 Cánh Diều

Nêu biểu hiện và vai trò của bốn hoạt động sống đặc trưng cho cơ thể sinh vật theo bảng 35.1 .

Trả lời

Các hoạt động sống đặc trưngBiểu hiệnVai trò
Trao đổi chất và năng lượngTrao đổi nước, trao đổi khí,...Cung cấp năng lượng và vật chất cho các hoạt động sống.
Cảm ứngHướng sáng, hướng đất, hướng tiếp xúc,...Giúp cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường, đảm bảo sự tồn tại.
Sinh trưởng và phát triểnTăng lên về kích thước và khối lượng, phát sinh các cơ quan trong cơ thể.Giúp sinh vật lớn lên, hoàn thiện các chức năng sống.
Sinh sảnĐẻ con, đẻ trứng,...Giúp sinh vật duy trì nòi giống.

Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường

Câu hỏi 5 trang 164 SGK KHTN lớp 7 Cánh Diều

Quan sát hình 35.5, phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động trong tế bào và cơ thể. Từ đó, chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường.

Trả lời

- Phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động trong tế bào và cơ thể: Các hoạt động sống trong tế bào gồm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, cảm ứng làm tế bào lớn lên, phân chia hình thành tế bào mới để giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng. Như vậy, các hoạt động sống ở cấp tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp cơ thể; các hoạt động sống ở cấp cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp tế bào.

- Chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường: Tế bào và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường. Cơ thể lấy từ môi trường ngoài oxygen, nước, chất dinh dưỡng đồng thời thải ra ngoài môi trường CO2 và chất thải đảm bảo cho tế bào, cơ thể có thể thực hiện được các hoạt động sống bình thường.

Luyện tập 4 trang 164 SGK KHTN lớp 7 Cánh Diều

Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường ở thực vật và động vật.

Trả lời

- Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường ở thực vật: Lá lấy khí CO2, nước, muối khoáng từ ngoài môi trường để thực hiện quá trình quang hợp. Quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ cung cấp cho các tế bào và cơ thể để thực hiện các hoạt động sống khác như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản. Đồng thời, các chất thải từ thực vật cũng điều tiết các yếu tố hàm lượng khí, nhiệt độ, độ ẩm,… trong môi trường.

- Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường ở động vật: Cơ thể con mèo lấy O2, thức ăn từ môi trường để sinh trưởng, phát triển. Thức ăn, O2 qua quá trình trao đổi chất và năng lượng trong tế bào được biến đổi thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống như sinh sản, cảm ứng,…của cơ thể. Khi đó cơ thể lại thải các chất dư thừa, CO2 ra ngoài môi trường.

Luyện tập 5 trang 164 SGK KHTN lớp 7 Cánh Diều

Vì sao nói cơ thể là một thể thống nhất?

Trả lời

Có thể nói cơ thể là một thể thống nhất vì các hoạt động sống ở cấp độ tế bào và cấp độ cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động ở cấp độ cơ thể. Các hoạt động sống ở cấp cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp tế bào.

Chúc các em học tốt với tài liệu Giải khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều trên đây!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM