Giải KHTN 7 Bài 8 Chân trời sáng tạo : Tốc độ chuyển động

Xuất bản: 04/10/2022 - Cập nhật: 05/10/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn giải KHTN 7 bài 8 Chân trời sáng tạo : Tốc độ chuyển động, gợi ý trả lời các câu hỏi trong nội dung bài trang 52 - 54 SGK Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài tập giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo bài 8: Tốc độ chuyển động, giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi đến lớp cho nội dung bài học tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa, đơn vị và công thức tính tốc độ chuyển động.

Giải KHTN 7 bài 8 Chân trời sáng tạo

Nội dung chi tiết tài liệu tham khảo giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 bài 8 Chân trời sáng tạo:

Câu hỏi mở đầu trang 52 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Có những cách nào để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy?

Trả lời:

Để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy, có 2 cách sau đây:

- Cách thứ nhất: So sánh quãng đường chạy được trong cùng một khoảng thời gian của mỗi học sinh.

- Cách thứ hai: So sánh thời gian chạy trên cùng một quãng đường của mỗi học sinh.

1. Tốc độ

Câu 1 trang 52 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

So sánh thời gian hoàn thành cuộc thi của từng học sinh, hãy ghi kết quả xếp hạng theo mẫu Bảng 8.1.

Bảng 8.1 trang 52 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trả lời:

Học sinhThời gian chạy (s)Thứ tự xếp hạng
A102
B9,51
C113
D11,54

Câu 2 trang 52 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Có thể tính quãng đường chạy được trong 1s của mỗi học sinh bằng cách nào? Thứ tự xếp hạng liên hệ thế nào với quãng đường chạy được trong 1s của mỗi học sinh?

Trả lời:

Có thể tính quãng đường chạy được trong 1s của mỗi học sinh bằng cách lấy quãng đường chạy được chia cho thời gian chạy hết quãng đường đó. Thứ tự xếp hạng liên hệ với quãng đường chạy được trong 1s của mỗi học sinh là nếu quãng đường chạy được trong 1 s của học sinh nào càng lớn thì thứ tự xếp hạng càng nhỏ (tức là thành tích càng cao).

Học sinhThời gian chạy (s)Thứ tự xếp hạngQuãng đường chạy trong 1s (m)
A1026
B9,516,3
C1135,5
D11,545,2

Câu hỏi củng cố trang 53 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Hoàn thành các câu sau:

a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động (1)… hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động (2)… hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây (3)… thì chuyển động đó nhanh hơn.

Trả lời:

a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động ít hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động ngắn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

Câu 3 trang 53 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1.

Hình 8.1 trang 53 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trả lời:

Cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1:

Ta có:

- Quãng đường chuyển động từ A đến B của người đi xe đạp là: s = 30 m

- Thời gian chuyển động từ A đến B của người đi xe đạp là: t = tB – tA = 10 – 0 = 10 s

- Quãng đường người đi xe đạp đi được trong 1s là: v = s / t = 30 / 10 = 3 m.

=> Tốc độ của người đi xe đạp là 3 m/s.

2. Đơn vị tốc độ

Câu hỏi củng cố trang 54 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Đổi tốc độ của các phương tiện giao thông trong Bảng 8.2 ra đơn vị m/s.

Câu hỏi củng cố trang 54 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trả lời:

Phương tiện giao thôngTốc độ (km/h)Tốc độ (m/s)
Xe đạp10,83
Ca nô3610
Tàu hỏa6016,6
Ô tô7220
Máy bay720200

Câu hỏi vận dụng trang 54 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

- Ngoài đơn vị m/s, trong thực tế để thuận tiện cho việc nghiên cứu chuyển động của các sự vật, hiện tượng người ta sẽ sử dụng các đơn vị đo tốc độ thích hợp.

- Các đơn vị tốc độ khác có thể kể đến như: km/s, mm/s, km/h, cm/s, hải lý/giờ, mm/ngày,…

Ví dụ: 

- Khi đo sự phát triển chiều cao của cây non, dùng đơn vị mm/ngày sẽ thuận tiện hơn đơn vị m/s.

- Để đo tốc độ các loại tàu thuyền, tàu ngầm và phương tiện hàng hải khác, người ta sử dụng đơn vị hải lý/giờ (hải lý là đơn vị đo khoảng cách trên biển).

- Để đo tốc độ của tên lửa, máy bay siêu thanh,… người ta dùng đơn vị km/s. Km/s là đơn vị đo tốc độ cao mà các phương tiện giao thông thông thường khó đạt được.

Giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo bài 8 phần Bài tập

Câu 1 trang 54 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Nêu ý nghĩa của tốc độ.

Trả lời:

Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động, đồng thời cho biết quãng đường vật đi được trong 1 đơn vị thời gian, từ đó áp dụng để tính toán ra các đại lượng còn lại.

Câu 2 trang 54 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 30km/h. Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 15km.

Trả lời:

Thời gian để ca nô đi được quãng đường 15 km là: \(t = \frac{s}{v} = \frac{15}{30} = 0,5\)

Trên đây là toàn bộ nội dung soạn KHTN 7 bài 8 Chân trời sáng tạo: Tốc độ chuyển động do Đọc Tài Liệu biên soạn, tổng hợp. Các em có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM