Giải KHTN 7 Bài 37 Chân trời sáng tạo : Sinh sản ở sinh vật

Xuất bản: 18/10/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn giải KHTN 7 bài 37 Chân trời sáng tạo : Sinh sản ở sinh vật, gợi ý trả lời các câu hỏi trong nội dung bài học trang 166 - 174 SGK Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài tập giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo bài 37: Sinh sản ở sinh vật, giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi đến lớp cho nội dung bài học tìm hiểu về khái niệm sinh sản ở sinh vật, phân biệt các hình thức sinh sản, vai trò và ứng dụng của sinh sản trong thực tiễn.

Giải KHTN 7 bài 37 Chân trời sáng tạo

Nội dung chi tiết tài liệu tham khảo giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 bài 37 Chân trời sáng tạo:

Câu hỏi mở đầu trang 166 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong thế giới sống, sự tồn tại của một loài phụ thuộc vào khả năng sinh ra các thành viên mới thông qua quá trình sinh sản. Các sinh vật sinh sản bằng những hình thức nào?

Trả lời:

Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống nhằm tạo ra cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Trong tự nhiên, có hai hình thức sinh sản ở sinh vật là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

1. Khái niệm sinh sản

Câu 1 trang 166 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát Hình 37.1 và 37.2, em có nhận xét gì về số lượng bố mẹ tham gia sinh sản, đặc điểm cơ thể con ở sư tử và cây dâu tây? Lấy ví dụ về sinh sản ở một số loài sinh vật khác.

Trả lời:

- Sinh sản ở sư tử gồm 1 bố và 1 mẹ, con sinh ra mang đặc điểm của cả bố lẫn mẹ.

- Sinh sản ở cây dâu tây chỉ gồm 1 mẹ, đặc điểm của cây con giống hệt cây mẹ.

- Ví dụ về sinh sản ở một số loài sinh vật khác:

+ Mèo bố mẹ giao phối sinh ra các con mèo con.

+ Hạt mướp nảy mầm lên các cây mướp con.

+ Từ lá của cây thuốc bỏng mọc lên các cây thuốc bỏng con.

Câu 2 trang 166 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Dự đoán hình thức sinh sản ở sư tử và cây dâu tây.

Trả lời:

Hình thức sinh sản ở sư tử và cây dâu tây:

- Sư tử: sinh sản hữu tính.

- Cây dâu tây: sinh sản vô tính (sinh sản sinh dưỡng).

Câu hỏi củng cố trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Hình ảnh nào trong hai hình ảnh sau thể hiện sự sinh sản ở sinh vật? Giải thích.

Câu hỏi củng cố trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trả lời:

- Việc tái sinh đuôi ở thằn lằn chỉ là sự thay thế bộ phận đã mất đi bằng cách sinh ra một bộ phận mới, không phải là một sự sinh sản

- Hình ảnh vịt mẹ và đàn vịt con thể hiện sinh sản ở sinh vật vì có sự tăng lên về số lượng cá thể mới (vịt con).

2. Sinh sản vô tính ở sinh vật

Câu 3 trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Nhận xét về sinh sản ở trùng biến hình bằng cách hoàn thành bảng sau:

Số cá thể tham gia sinh sản?
Số cá thể con sau sinh sản?
Đặc điểm cá thể con?

Trả lời:

Số cá thể tham gia sinh sảnChỉ có một cá thể tham gia sinh sản.
Số cá thể con sau sinh sảnSau một lần sinh sản có hai cá thể con được tạo thành
Đặc điểm cá thể conCá thể con sinh ra giống nhau và giống mẹ

Câu 4 trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Ở trùng biến hình, trong sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái hay không? Vì sao?

Trả lời:

Ở trùng biến hình, trong sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái vì chỉ có một cơ thể ban đầu phân chia cho hai cơ thể con.

Câu 5 trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát Hình 37.4, hãy cho biết sinh sản ở cây dây nhện có điểm gì khác với sinh sản ở trùng biến hình.

Trả lời:

Điểm khác trong sinh sản ở cây dây nhện và sinh sản ở trùng biến hình:

- Cây dây nhện: cây con được tạo ra từ một bộ phận của cây mẹ.

- Trùng biến hình: cá thể con được tạo ra trực tiếp từ cơ thể mẹ.

Câu 6 trang 167 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát Hình 37.2 và 37.5, hãy cho biết cây con được hình thành từ bộ phận nào bằng cách hoàn thành bảng sau:

Đại diệnCây con phát triển từ bộ phận nào của cây?
Cây dâu tây
Cây thuốc bỏng
Cây khoai lang
Cây nghệ

Trả lời:

Đại diệnCây con phát triển từ bộ phận nào của cây?
Cây dâu tâyThân cây (thân bò), trên vị trí thân đã xuất hiện chồi mầm.
Cây thuốc bỏngLá: từ lá của cây mẹ xuất hiện các rễ cây con và lá mới.
Cây khoai langRễ (rễ củ): trên mỗi củ khoai lang có nhiều chồi mầm, mỗi chồi mầm đều có khả năng hình thành cây con.
Cây nghệThân (thân củ): trên mỗi chồi mầm của thân củ nghệ đều có khả năng hình thành nên cây con.

Câu hỏi củng cố 1 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Nếu cắt từng lát cây khoai tây (thân củ) như hình bên cạnh thì một lát cắt có phát triển thành cây con được không? Vì sao?

Trả lời:

Nếu cắt từng lát cây khoai tây (thân củ) như hình thì một lát cắt có thể phát triển thành cây con vì mỗi lát cắt đều có chứa mầm sẽ phát triển thành cây con.

Câu 7 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Em hãy nhận xét đặc điểm và số lượng cây con trong Hình 37.5 và nêu vai trò của sinh sản vô tính

Trả lời:

- Cây con sinh ra giống nhau và giống cây mẹ, số lượng cây con nhiều.

- Vai trò của sinh sản vô tính: giúp tạo ra số lượng lớn cá thể mới trong thời gian ngắn mà vẫn duy trì được một số đặc điểm tốt của cơ thể mẹ.

Câu 8 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Sinh sản sinh dưỡng là gì?

Trả lời:

Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ.

Câu 9 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát Hình 37.6, hãy mô tả sinh sản vô tính ở thuỷ tức và giun dẹp. Gọi tên hình thức sinh sản vô tính phù hợp với mỗi loại.

Trả lời:

Mô tả sinh sản vô tính ở:

- Thuỷ tức: cơ thể mới được hình thành từ chồi con mọc lên cơ thể mẹ, chồi lớn lên có thể tách khỏi cơ thể mẹ => Sinh sản vô tính nảy chồi.

- Giun dẹp: cơ thể mới được hình thành từ việc phân mảnh cơ thể mẹ => Sinh sản vô tính phân mảnh.

Câu 10 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Dự đoán đặc điểm cơ thể con so với nhau và so với cơ thể ban đầu.

Trả lời:

Dự đoán: các cá thể con sinh ra giống nhau và giống cá thể mẹ.

Câu củng cố 2 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Lấy một số ví dụ về hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật. Vẽ sơ đồ một hình thức sinh sản vô tình và mô tả bằng lời.

Trả lời:

- Một số ví dụ về hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật:

+ Ở động vật: phân đôi ở trùng roi, nảy chồi ở thủy tức, phân mảnh ở giun dẹp, trinh sản ở ong,…

+ Ở thực vật: cây thuốc bỏng mọc ra từ lá, mầm khoai tây mọc ra từ củ khoai tây, sinh sản bằng bào tử ở rêu, giâm cành cây mía,…

- Vẽ sơ đồ và mô tả hình thức sinh sản vô tính ở thủy tức:

Cơ thể ban đầu → Mọc chồi → Cơ thể mới

Cơ thể thủy tức con được hình thành từ chồi con mọc lên ở cơ thể mẹ, chồi lớn lên tách khỏi cơ thể mẹ.

Câu 11 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát từ Hình 37.7 đến 37.10, đọc đoạn thông tin và nêu một số ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn.

Trả lời:

Một số ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn: nhân giống cây trồng bằng các phương pháp như giấm cành, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy tế bào/mô ở thực vật.

+ Giâm cành: Cắm một đoạn cành (có chồi mầm) vào đất ẩm sẽ tạo thành các cây mới.

+ Chiết cành: Bóc vỏ đoạn cành cây cần chiết rồi làm bầu và bọc đoạn cành lại, khi cành ra rễ thì cắt chuyển sang đất trồng.

+ Ghép cành: Lấy một bộ phận (mắt, cành) của cây nhân giống gắn lên một cây khác.

+ Nuôi cấy tế bào/mô ở thực vật: Nuôi cấy các tế bào, mô hoặc cơ quan thực vật trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo thành các cây con.

Câu 12 trang 168 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Nêu cơ sở khoa học của các hình thức nhân giống vô tính cây trồng.

Trả lời:

Cơ sở khoa học của các hình thức nhân giống vô tính cây trồng: Dựa trên kết quả của các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, mỗi cơ quan sinh dưỡng có bao gồm chồi mầm đều có thể phát triển thành cơ thể mới nếu được tách ra trồng riêng. Con người đã ứng dụng vào thực tiễn một số cách nhân giống nhanh cây trồng: chiết cành ở nhóm cây ăn quả (ổi, cam, bưởi, chanh,…), giâm cành một số loại cây cảnh (hoa hồng), tạo dáng cho nhiều loài cây cảnh cổ thụ bằng cách ghép cành vào gốc.

Câu hỏi vận dụng trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong thực tiễn, con người sử dụng phương pháp giấm cành, chiết cành, ghép cành đối với những cây trồng nào?

Trả lời:

Những cây trồng được ứng dụng phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép cành:

- Giâm cành: hoa hồng, khoai lang, rau ngót,…

- Chiết cành: ổi, cam, bưởi,…

- Ghép cành: hoa đào, hoa giấy, ghép cây ngũ quả trên gốc bưởi,…

Câu hỏi củng cố trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Hãy nêu những thành tựu trong thực tiễn nhờ ứng dụng nuôi cấy mô tế bào.

Trả lời:

Những thành tựu trong thực tiễn nhờ ứng dụng nuôi cấy mô tế bào:

- Ứng dụng trong việc nhân nhanh các giống cây cảnh có giá trị cao như cây hoa lan, hoa hồng, …

- Ứng dụng trong việc nhân nhanh các giống cây ăn quả như chuối, dâu tây, dứa,…

- Ứng dụng trong việc nhân nhanh các giống cây dược liệu như đinh lăng, sâm Ngọc Linh,…

3. Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Câu 13 trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát Hình 37.11, hãy nhận xét sự hình thành cơ thể mới. Vẽ lại sơ đồ sinh sản hữu tính ở người.

Trả lời:

- Nhận xét sự hình thành cơ thể mới:

+ Giao tử đực kết hợp với giao tử cái (thụ tinh) tạo thành hợp tử.

+ Hợp tử phát triển thành phôi và dần dần hình thành cơ thể mới.

- Sơ đồ sinh sản hữu tính ở người:

Câu 13 trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Câu 14 trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Vẽ và hoàn thành sơ đồ sau để phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Trả lời:

Câu 15 trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Hãy dự đoán đặc điểm cá thể con được sinh ra hình thành từ sinh sản hữu tính

Trả lời:

Cơ thể mới sinh ra là kết quả của sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái, do đó, con sinh ra sẽ mang đặc điểm của cả cở thể ban đầu (lưỡng tính) hoặc hai cơ thể đực và cái.

Câu 16 trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát Hình 37.12, nêu các bộ phận của hoa.

Trả lời:

Các bộ phận của hoa lưỡng tính trong hình là: đài hoa, tràng hoa (cánh hoa), nhụy hoa (đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy), nhị hoa (chỉ nhị, bao phấn).

Câu 17 trang 170 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát Hình 37.13 và 37.14, phân biệt hoa lưỡng tính với hoa đơn tính bằng cách hoàn thành bảng sau:

Trả lời:

Thành phầnHoa lưỡng tínhHoa đơn tính
Hoa đựcHoa cái
Nhị hoaKhông có
Nhụy hoaKhông có

Câu 18 trang 171 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát Hình 37.15 và đọc thông tin, hãy mô tả sự thụ phấn và sự thụ tinh bằng cách xác định thứ tự đúng của các sự kiện sau.

Trả lời:

Các sự kiện trong quá trình thụ phấn và thụ tinhThứ tự đúng
Ống phấn tiếp xúc với noãn.4
Giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.5
Hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ và nảy mầm.2
Ống phấn mọc dài ra trong vòi nhuỵ và đi vào bầu nhuỵ.3
Nhuỵ và nhị cùng chín.1

Câu 19 trang 171 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Hãy phân biệt thụ phấn và thụ tinh. Sản phẩm của sự thụ tinh ở thực vật có hoa là gì?

Trả lời:

- Phân biệt thụ phấn và thụ tinh:

+ Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

+ Thụ tinh là sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử.

- Sản phẩm của sự thụ tinh ở thực vật có hoa: hình thành hợp tử → phôi → cơ thể mới.

Câu 20 trang 171 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát Hình 37.16 và đọc thông tin, hãy cho biết quả được hình thành và lớn lên như thế nào?

Trả lời:

Quá trình hình thành và lớn lên của quả:

- Sau khi thụ tinh: hợp tử phát triển thành phôi, noãn thành hạt chứa phôi, bầu nhuỵ thành quả chứa hạt.

- Tế bào phân chia => Quả lớn lên, cánh hoá, nhị hoa, vòi nhuỵ khô và rụng.

Câu 21 trang 171 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quả có vai trò gì đối với đời sống của cây và đời sống con người?

Trả lời:

- Vai trò của quả đối với đời sống của cây trồng:

+ Quả bảo vệ hạt, bảo vệ phôi giúp đảm bảo duy trì giống cây trồng.

+ Quả góp phần phát tán hạt giúp mở rộng khu phân bố của cây trồng.

- Vai trò của quả đối với đời sống con người: Nhiều loại quả có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Ví dụ: quả dâu, quả đào, quả ổi, quả mướp, quả bí,…

Câu hỏi củng cố trang 171 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Vẽ và hoàn thành sơ đồ về sinh sản hữu tính ở thực vật.

Trả lời:

Sơ đồ về sinh sản hữu tính ở thực vật:

Câu hỏi củng cố trang 171 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Câu 22 trang 172 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát Hình 37.17 và 37.18, vẽ sơ đồ chung về sinh sản hữu tính ở động vật.

Trả lời:

Câu 22 trang 172 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Câu 23 trang 172 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Nêu một số hình thức sinh sản hữu tính ở động vật. Vẽ sơ đồ phân biệt các hình thức sinh sản đó.

Trả lời:

- Một số hình thức sinh sản hữu tính ở động vât: Đẻ trứng và đẻ con.

+ Đối với động vật đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài môi trường nước (cá, một số loài lưỡng cư,…) hoặc trứng được thụ tinh trong cơ thể mẹ rồi mới được đẻ ra ngoài (chim, bò sát,…).

+ Ở động vật đẻ con, trứng thụ tinh ngay trong cơ quan sinh sản của cá thể cái tạo hợp tử, phôi. Phôi phát triển thành con non trong cơ thể mẹ.

- Sơ đồ phân biệt hình thức đẻ trứng và đẻ con:

Câu 23 trang 172 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Câu 24 trang 172 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Dự đoán đặc điểm con sinh ra. Theo em, đặc điểm này có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

Trả lời:

- Dự đoán: Con sinh ra mang những đặc điểm của cả hai bố mẹ.

- Ý nghĩa đối với sinh vật: Tạo ra những cá thể mới đa dạng, kết hợp được các đặc tính tốt của bố và mẹ => Thích nghi hơn trước điều kiện môi trường luôn thay đổi.

Câu hỏi củng cố trang 173 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Hãy kể tên vật nuôi có hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con hoặc đẻ trứng.

Nêu vai trò của sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn.

Trả lời:

* Kể tên một số vật nuôi có hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con hoặc đẻ trứng:

- Động vật đẻ con: chó, lợn, bò, mèo, trâu,…

- Động vật đẻ trứng: vịt, gà, chim bồ câu, cá, ếch,…

* Vai trò sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn:

- Duy trì sự phát triển số lượng liên tục của loài sinh sản hữu tính.

- Tạo ra những cá thể mới đa dạng, kết hợp được các đặc tính tốt của bố mẹ, thích nghi hơn trước điều kiện môi trường luôn thay đổi.

Câu 25 trang 173 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Theo em, sinh sản hữu tính có những ưu điểm nào? Con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Ưu điểm của sinh sản hữu tính: Tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền => Động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.

- Con người đã ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn nhằm mục đích:

+ Chủ động tạo ra con giống vật nuôi, cây trồng theo nhu cầu.

+ Tạo ra con lai có sức sống tổt, năng suất cao.

+ Đảm bảo sự tạo quả cho các loại cây trồng.

Giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo bài 37 phần Bài tập

Câu 1 trang 174 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát hình bên:

a) Nêu hình thức sinh sản ở nấm men.

b) Mô tả bằng lời sự sinh sản của nấm men.

c) Nêu đặc điểm của nấm men con mới được hình thành

Câu 1 trang 174 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trả lời:

a) Hình thức sinh sản của nấm men trong hình: mọc chồi.

b) Mô tả bằng lời sự sinh sản của nấm men: Cơ thể nấm ban đầu → Hình thành chồi (chưa có nhân) → Phân chia nhân và tế bào chất → Chồi con hình thành trên cơ thể ban đầu (có đầy đủ màng tế bào, tế bào chất và nhân) → nấm men con.

c) Đặc điểm của nấm men con mới được hình thành: Nấm men con mọc chồi ngay trên cơ thể ban đầu và không tách khỏi cơ thể mẹ.

Câu 2 trang 174 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Lựa chọn đáp án đúng về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.

A. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Thụ phấn - Thụ tinh - Kết hạt, tạo quả.

B. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Thụ tinh - Thụ phấn - Kết hạt, tạo quả.

C. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Thụ phấn - Kết hạt, tạo quả - Thụ tinh.

D. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Kết hạt, tạo quả - Thụ phấn - Thụ tinh.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Hình thành giao tử đực và giao tử cái – Thụ phấn – Thụ tinh – Kết hạt, tạo quả.

Câu 3 trang 174 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Hoàn thành các đoạn thông tin sau bằng cách sử dụng các từ gợi ý: thụ tinh, hoa lưỡng tính, hoa đơn tính, sinh sản sinh dưỡng, sự thụ phấn.

a) Sự hình thành các cá thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của mẹ được gọi là …(1)…

b) Hoa có bộ phận sinh sản đực hoặc cái. Một bông hoa như vậy được gọi là …(2)…

c) Sự chuyển hạt phấn đến đầu nhụy của hoa trên cùng một cây hoặc trên một cây hoa khác cùng loài được gọi là …(3)…

d) Sự kết hợp của giao tử đực và cái được gọi là …(4)…

Trả lời:

a) Sự hình thành các cá thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của mẹ được gọi là sinh sản sinh dưỡng.

b) Hoa có bộ phận sinh sản đực hoặc cái. Một bông hoa như vậy được gọi là hoa đơn tính.

c) Sự chuyển hạt phấn đến đầu nhụy của hoa trên cùng một cây hoặc trên một cây hoa khác cùng loài được gọi là sự thụ phấn.

d) Sự kết hợp của giao tử đực và cái được gọi là sự thụ tinh.

Câu 4 trang 174 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Nêu sự khác biệt giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật bằng cách hoàn thiện bảng sau:

Đặc điểmSinh sản vô tínhSinh sản hữu tính
Giao tử tham gia sinh sản??
Cơ quan sinh sản??
Đặc điểm cây con hình thành??
Ví dụ??

Trả lời:

Đặc điểmSinh sản vô tínhSinh sản hữu tính
Giao tử tham gia sinh sảnKhông cóGiao tử đực và giao tử cái
Cơ quan sinh sảnSinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng (rễ, thân, lá)Hoa
Đặc điểm cây con hình thànhCây con sinh ra giống nhau và giống cây ban đầu.Tạo ra những cây con mới đa dạng, kết hợp được các đặc tính tốt của cây bố và mẹ
Ví dụĐoạn thân, củ của cây khoai lang cho cây mới.Hạt của cây mướp mọc lên cây mướp mới.

Câu 5 trang 174 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Hãy nêu những phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật trong thực tiễn và cho ví dụ.

Trả lời:

Những phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật trong thực tiễn:

- Giấm cành: mía, sắn, hoa hồng, khoai lang,...

- Chiết cành: cham, cam, bưởi,...

- Ghép cành: một số cây ăn quả, cây cảnh.

- Nuôi cấy tế bào/mô ở thực vật: cà rốt, đinh lăng, lan hồ điệp...

-/-

Các bạn vừa tham khảo toàn bộ nội dung soạn KHTN 7 bài 37 Chân trời sáng tạo: Sinh sản ở sinh vật do Đọc Tài Liệu biên soạn, tổng hợp. Các em có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM