Giải KHTN 7 Bài 36 Chân trời sáng tạo : Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật

Xuất bản: 18/10/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn giải KHTN 7 bài 36 Chân trời sáng tạo : Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật, gợi ý trả lời các câu hỏi trong nội dung bài học trang 164 - 165 SGK Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài tập giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật, giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi đến lớp cho nội dung bài thực hành chứng minh cây có sự sinh trưởng, quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số thực vật động vật.

Giải KHTN 7 bài 36 Chân trời sáng tạo

Nội dung chi tiết Báo cáo thực hành Khoa học tự nhiên 7 bài 36 Chân trời sáng tạo:

BÁO CÁO THỰC HÀNH

CHỨNG MINH THÂN VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ LÁ THOÁT HƠI NƯỚC

Nội dung thực hành: Chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật.

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Anh

Học sinh lớp: 7A3      Trường: THCS Nguyễn Gia Thiều

1. Câu hỏi nghiên cứu:

- Thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng.

- Xem video về sự sinh trưởng và phát triển ở một số thực vật, động vật.

2. Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán):

- Theo dõi chiều dài thân, số lá của cây sau 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày.

- Nhận biết dấu hiệu sinh trưởng và phát triển ở một số thực vật, động vật.

3. Kế hoạch thực hiện:

Tùy từng nhóm, học sinh có thể thiết kế bản thực hiện và theo dõi thực hành theo gợi ý sau:

- Thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng:

Nhóm: 1

Thí nghiệm: Thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng.

Trước buổi thực hành

Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật thí nghiệm

- Dụng cụ: chậu chứa đất ẩm, bình tưới nước.

- Hóa chất: nước.

- Mẫu vật: hạt đỗ, lạc, ngô,… đang nảy mầm.

Phân công nhiệm vụ

- Học sinh A: Chuẩn bị chậu đất thí nghiệm.

- Học sinh B: Chuẩn bị hạt đỗ, lạc, ngô,… đang nảy mầm.

- Học sinh C: Tưới nước cho cây hằng ngày.

- Học sinh D: Dùng thước đo chiều dài thân cây, đếm số lá sau 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày.

- Học sinh E: Ghi kết quả vào phiếu định hướng quan sát 1.

Cách tiến hành thí nghiệm

- Bước 1: Trồng vài hạt đỗ, lạc, ngô,… đang nảy mầm vào chậu chứa đất ẩm.

- Bước 2: Để nơi có đủ ánh sáng và tưới nước hằng ngày.

- Bước 3: Theo dõi và dùng thước đo chiều dài thân cây, đếm số lá sau 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày.

- Bước 4: Nhận xét kết quả và rút ra kết luận.

Theo dõi, kiểm tra mẫu thí nghiệm
Trong buổi thực hành- Viết báo cáo thí nghiệm.

- Xem video về sự sinh trưởng và phát triển ở một số thực vật, động vật:

Nhóm: 1

Thí nghiệm: Xem video về sự sinh trưởng và phát triển ở một số thực vật, động vật.

Trước buổi thực hành

Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật thí nghiệm

- Video về sự sinh trưởng và phát triển ở một số thực vật, động vật.

Phân công nhiệm vụ

- HS A: Ghi lại dấu hiệu sinh trưởng của một số thực vật.

- HS B: Ghi lại dấu hiệu phát triển của một số thực vật.

- HS C: Ghi lại dấu hiệu sinh trưởng của một số động vật.

- HS D: Ghi lại dấu hiệu phát triển của một số động vật.

Cách tiến hành thí nghiệm

- Bước 1: Xem video, ghi chép các thông tin quan sát được vào phiếu định hướng quan sát.

- Bước 2: Hoàn thành phiếu báo cáo.

Theo dõi, kiểm tra mẫu thí nghiệm
Trong buổi thực hành- Viết báo cáo thí nghiệm.

4. Kết quả thực hiện:

Học sinh các nhóm ghi nhận kết quả thí nghiệm theo mẫu phiếu định hướng quan sát 1, 2, 3.

5. Kết luận

- Sau 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày, cây có sự khác nhau về chiều cao, số lá.

- Các thực vật và động vật có sự sinh trưởng và phát triển khác nhau thông qua các dấu hiệu cụ thể.

-/-

Các bạn vừa tham khảo toàn bộ nội dung soạn KHTN 7 bài 36 Chân trời sáng tạo: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật do Đọc Tài Liệu biên soạn, tổng hợp. Các em có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM