Giải KHTN 7 Bài 35 Kết nối tri thức

Xuất bản: 04/10/2022 - Tác giả:

Giải KHTN 7 bài 35 Kết nối tri thức : Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật, trả lời các câu hỏi trang 145 - 147 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Giải KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 35 : Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Giải KHTN 7 Bài 35 Kết nối tri thức ngắn gọn

Tài liệu giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 35 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ:

Thực hành Cảm ứng ở sinh vật

Kết quả thực hành trang 147 SGK KHTN 7 Kết nối tri thức

1. Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm và quan sát theo mẫu Bảng 35.1, 35.2, 35.3.

Trả lời

Bảng 35.1

Thí nghiệmKết quả
Chứng minh tính hướng nước

- Cây trong chậu thí nghiệm: Rễ cây mọc lệch hướng về phía chậu nước.

- Cây trong chậu đối chứng: Rễ cây mọc thẳng.

Chứng minh tính hướng sáng

- Cây trong hộp carton có khoét lỗ phía trên: Cây mọc thẳng hướng lên trên.

- Cây trong hộp carton có khoét lỗ phía bên cạnh: Cây mọc cong sang phía đã khoét lỗ.

- Giải KHTN 7 Bài 35 Kết nối tri thức -

Bảng 35.2

Tên cây

Loại giá thể

Mô tả

Ý nghĩa

Cây dưa chuột

Giàn nứa

Tua quấn, thân của cây dưa chuột quấn quanh giàn vươn lên.

Cây dưa chuột leo lên giàn sẽ có hiện tượng cảm ứng tiếp xúc giúp sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất quả cao và tiết kiệm diện tích đất trồng.

Cây trầu không

Thân cây cau

Cây trầu không quấn quanh thân cây cau bằng các rễ móc để leo lên cao.

Cây trầu không leo lên thân cây cau sẽ có hiện tượng cảm ứng tiếp xúc giúp cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, cho năng suất lá cao.

Bảng 35.3

Loài động vật

Tập tính

Mô tả

Ý nghĩa

Chim

Chăm sóc con non

Chim mẹ tìm thức ăn "mớm" cho chim non.

Giúp chim non được bảo vệ và lớn lên khỏe mạnh.

Hổ

Săn mồi

Hổ bò sát đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vồ hoặc rượt đuổi, cắn vào cổ con mồi.

Giúp hổ săn mồi hiệu quả, đảm bảo khả năng sinh tồn trong tự nhiên của hổ.

- Giải KHTN 7 Bài 35 Kết nối tri thức -

2. Nhận xét, kết luận về kết quả của các thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc của cây.

Trả lời

* Tính hướng nước:

- Rễ cây có tính hướng nước (hướng tới nguồn nước).

- Trong chậu cây thí nghiệm, rễ cây sinh trưởng hưởng về một phía là phía có nguồn nước.

→ Trong tự nhiên rễ cây luôn mọc hướng về phía có nguồn nước, giúp tăng hấp thụ nước, cung cấp nước cho cây.

* Tính hướng sáng:

- Ngọn cây có tính hướng sáng (uốn cong về phía có nguồn sáng).

+ Trong hộp carton được khoét lỗ phía trên, ngọn cây nhận được nhiều ánh sáng nhất theo hướng thẳng đứng → các cây mọc thẳng, hướng lên trên.

+ Trong hộp carton được khoét lỗ phía bên cạnh, chỉ một phía của cây con nhận được ánh sáng → ngọn cây vươn dài về lỗ bên cạnh để nhận ánh sáng.

* Hướng tiếp xúc:

- Ở phần lớn các loài cây thân leo như bầu, bí, nho, đậu biếc,... có tính hướng tiếp xúc (bám vào giá thể để leo, hướng thân cây lên trên).

- Giải KHTN 7 Bài 35 Kết nối tri thức -

Trả lời các câu hỏi sau trang 147 SGK KHTN 7 Kết nối tri thức

1. Tại sao trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây và chỉ cho nước ngấm từ từ mà không để nước ngấm nhanh ra khắp chậu?

2. Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì kết quả sẽ như thế nào? Giải thích.

Trả lời

1. Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước, người ta lại đặt chậu nước thủng lỗ nhỏ ở một phía của chậu cây và chỉ cho nước ngấm từ từ mà không để nước ngấm nhanh ra khắp chậu vì:

- Giữ nước ngấm ra từ một phía để tạo sự khác biệt về điều kiện nước ở hai phía của cây (một bên có nước, một bên không có nước).

- Tránh trường hợp cây bị ngập úng, thối rễ.

2. Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì các phía của ngọn cây sẽ nhận được lượng ánh sáng như nhau, ngọn cây sẽ mọc thẳng đứng.

- HẾT -

Trên đây là toàn bộ nội dung Giải KHTN 7 Bài 35 Kết nối tri thức. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM