Giải KHTN 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo : Nguyên tử

Xuất bản: 02/10/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn giải KHTN 7 bài 2 Chân trời sáng tạo : Nguyên tử, gợi ý trả lời các câu hỏi trong nội dung bài trang 14 - 17 SGK Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài tập giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo bài 2: Nguyên tử, giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi đến lớp cho bài học tìm hiểu về khái niệm, mô hình và khối lượng nguyên tử.

Giải KHTN 7 bài 2 Chân trời sáng tạo

Nội dung chi tiết tài liệu tham khảo giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 bài 2 Chân trời sáng tạo:

1. Mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr

Câu 1 trang 14 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Những đối tượng nào trong Hình 2.1 ta có thể quan sát bằng mắt thường? Bằng kính lúp? Bằng kính hiển vi?

Hình 2.1 Câu 1 trang 14 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trả lời:

Những đối tượng có thể quan sát bằng mắt thường: Ruột bút chì.

Những đối tượng có thể quan sát bằng kính lúp: Hạt bụi trong không khí.

Những đối tượng có thể quan sát bằng kính hiển vi: Tế bào máu, vi khuẩn.

Câu 2 trang 14 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát Hình 2.2, em hãy cho biết khí oxygen, sắt, than chì có đặc điểm chung gì về cấu tạo?

Hình 2.2 Câu 2 trang 14 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trả lời:

Đặc điểm chung về cấu tạo của khí oxygen, sắt, than chì là: đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ và liên kết với nhau.

Câu 3 trang 15 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Trả lời:

Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử gồm hạt nhân ở bên trong và vỏ:

- Vỏ nguyên tử: Gồm các electron (e) mang điện tích âm được sắp xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân.

- Hạt nhân nguyên tử: Gồm các proton (p) mang điện tích dương.

Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và phân bố theo từng lớp với số lượng electron nhất định trên mỗi lớp ở vỏ nguyên tử. Lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa 2 electron, lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron,…Các electron được sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết. Trong nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau.

Câu 4 trang 15 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát Hình 2.5, hãy cho biết nguyên tử nitrogen và potassium có bao nhiêu

a) điện tích hạt nhân nguyên tử?

b) lớp electron?

c) electron trên mỗi lớp?

Hình 2.5 Câu 4 trang 15 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trả lời:

- Nguyên tử nitrogen:

+ Điện tích hạt nhân: +7

+ Lớp electron: 2 lớp

+ Số electron trên mỗi lớp: Lớp thứ 1 có 2 electron, lớp thứ 2 có 5 electron.

- Nguyên tử potassium:

+ Điện tích hạt nhân: +19

+ Lớp electron: 4 lớp

+ Số electron: Lớp thứ 1 có 2 electron, lớp thứ 2 có 8 electron, lớp thứ 3 có 8 electron, lớp thứ 4 có 1 electron.

Câu 5 trang 16 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Tại sao nguyên tử trung hòa về điện?

Trả lời:

Nguyên tử trung hoà về điện vì trong mỗi nguyên tử, số hạt proton (+) và electron (-) luôn bằng nhau.

Câu hỏi củng cố trang 16 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

- Cho biết các thành phần cấu tạo nên nguyên tử trong hình minh họa sau:

Câu hỏi củng cố trang 16 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

- Quan sát Hình 2.6, hãy hoàn thành bảng sau:

Số đơn vị điện tích hạt nhânSố protonSố electron trong nguyên tửSố electron ở lớp ngoài cùng
????

Để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxygen có đủ số electron tối đa thì cần thêm bao nhiêu electron nữa?

Trả lời:

- Các thành phần cấu tạo nên nguyên tử trong hình minh họa đã cho là:

đáp án câu hỏi củng cố trang 16 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

(1) Neutron

(2) Vỏ nguyên tử

(3) Electron

(4) Hạt nhân nguyên tử

(5) Proton

Số đơn vị điện tích hạt nhânSố protonSố electron trong nguyên tửSố electron ở lớp ngoài cùng
8886

Để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxygen có đủ số electron tối đa là 8 thì cần thêm 2 electron nữa.

2. Khối lượng nguyên tử

Câu 6 trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Vì sao người ta thường sử dụng amu làm đơn vị khối lượng nguyên tử?

Trả lời:

Người ta thường dùng amu làm đơn vị khối lượng nguyên tử vì:

- Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng các loại hạt và khối lượng này là rất nhỏ.

- Phải sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử (amu) để biểu thị: 1 amu = 1,9926 x 10-23 gam

Câu hỏi củng cố trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Quan sát mô hình dưới đây, cho biết số proton, số electron và xác định khối lượng nguyên tử magnesium (biết số neutron = 12).

Câu hỏi củng cố trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trả lời:

Một nguyên tử magnesium (Mg) gồm: 12 proton, 12 electron.

=> Khối lượng nguyên tử Mg bằng 12 + 12 = 24 amu.

Giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo bài 2 phần Bài tập

Câu 1 trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Em hãy điền vào chỗ trống các từ, cụm từ thích hợp sau để được câu hoàn chỉnh:

chuyển độngcác electronhạt nhânđiện tích dươngtrung hòa về điện
vỏ nguyên tửđiện tích âmvô cùng nhỏsắp xếp

Nguyên tử là hạt...(1) và (2)... Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo gồm 2 phần là (3)... (mang (4)...) và (5)... tạo bởi (6)... (mang (7)...)

Trong nguyên tử, các electron (8)... xung quanh hạt nhân và (9)... thành từng lớp

Trả lời:

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏtrung hòa về điện. Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo gồm 2 phần là hạt nhân (mang điện tích dương) và vỏ nguyên tử tạo bởi các electron (mang điện tích âm)

Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp

Câu 2 trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 7 CTST

Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử?

Trả lời:

Proton và neutron có khối lượng xấp xỉ bằng nhau (gần bằng 1 amu). Electron có khối lượng rất bé (chỉ khoảng bằng 0,00055 amu), nhỏ hơn rất nhiều lần so với khối lượng của proton và neutron. Do đó khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung soạn KHTN 7 bài 2 Chân trời sáng tạo: Nguyên tử do Đọc Tài Liệu biên soạn, tổng hợp. Các em có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM