Giải Hóa 8 Cánh Diều Bài tập Chủ đề 2: Acid - Base - pH - Oxide - Muối

Xuất bản: 19/02/2024 - Tác giả:

Giải Hóa 8 Cánh Diều Bài tập Chủ đề 2: Acid - Base - pH - Oxide - Muối. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài tập chủ đề 2 sgk Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh Diều.

Chuẩn bị trước nội dung bài học giúp học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn. Cùng Đọc tài liệu trả lời các câu hỏi trong nội dung Giải Hóa 8 Bài tập chủ đề 2: Acid - Base - pH - Oxide - Muối. thuộc Phần 1: Chất và sự biến đổi về chất.

Giải Hóa 8 Cánh Diều Bài tập Chủ đề 2

Bài tập 1: Trong các chất sau, chất nào là acid, base, kiềm?

HCl, CuO, KOH, CaCO3, H2SO4, Fe(OH)2.

Lời giải chi tiết:

- Chất là acid: HCl, H2SO4.

- Chất là base: KOH, Fe(OH)2.

- Chất là kiềm: KOH.

Bài tập 2: Trong các chất sau, chất nào là muối, oxide base, oxide acid: CuSO4, SO2, MgCl2, CaO, Na2CO3. Viết tên gọi các muối.

Lời giải chi tiết:

- Chất là muối: CuSO4; MgCl2; Na2CO3.

Tên gọi các muối:

CuSO4: copper (II) sulfate.

MgCl2: magnesium chloride.

Na2CO3: sodium carbonate.

- Chất là oxide base: CaO.

- Chất là oxide acid: SO2.

Bài tập 3: Chất nào trong dãy chất sau: CuO, Mg(OH)2, Fe, SO2, HCl, CuSO4 tác dụng được với:

a) Dung dịch NaOH.

b) Dung dịch H2SO4 loãng.

Viết phương trình hoá học của các phản ứng (nếu có).

Lời giải chi tiết:

a) Các chất tác dụng được với dung dịch NaOH là: SO2, HCl, CuSO4.

Phương trình hoá học minh hoạ:

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

HCl + NaOH → NaCl + H2O

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.

b) Các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: CuO, Mg(OH)2, Fe.

Phương trình hoá học minh hoạ:

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2↑.

Bài tập 4: Viết các phương trình hoá học theo các sơ đồ sau:

a) HCl + ? → NaCl + H2O

b) NaOH + ? → Cu(OH)2↓ + ?

c) KOH + ? → K2SO4 + ?

d) Ba(NO3)2 + ? → BaSO4↓ + ?

Lời giải chi tiết:

a) HCl + NaOH → NaCl + H2O

b) 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

c) 2KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2↓

d) Ba(NO3)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaNO3.

Bài tập 5: Viết các phương trình hóa học theo các sơ đồ chuyển hóa sau:

a) \(CuO \overset {+?} \rightarrow CuSO_4 \overset {+?} \rightarrow Cu(OH)_2\)

b) \(Mg \overset {+?} \rightarrow MgCl_2 \overset {+?} \rightarrow Mg(OH)_2\)

c) \(NaOH \overset {+?} \rightarrow  Na_2SO_4 \overset {+?} \rightarrow NaCl\)

d) \(K_2CO_3 \overset {+?} \rightarrow CaCO_3 \overset {+?} \rightarrow CaCl_2\)

Lời giải chi tiết:

a)

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.

b)

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl.

c)

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓.

d)

K2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2KCl

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O.

Bài tập 6: Cho 100 mL dung dịch Na2SO4 0,5 M tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thì thu được m gam kết tủa.

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

b) Tính m.

c) Tính nồng độ mol của dung dịch BaCl2, biết thể tích dung dịch BaCl2 đã dùng là 50 mL.

Lời giải chi tiết:

a) Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra:

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

b) Đổi 100 ml = 0,1 lít.

Theo bài ra: n Na2SO4 = 0,1 × 0,5 = 0,05 (mol)

Theo phương trình hoá học: n BaSO4 = nNa2SO4 = 0,05(mol).

Vậy m = 0,05 × (137 + 32 + 16 × 4) = 11,65 (gam).

Theo phương trình hoá học: nBaCl2 = nNa2SO4 = 0,05(mol).

Đổi 50 mL = 0,05 lít.

Nồng độ mol của dung dịch BaCl2 là: CM = n : V = 0,05 : 0,05

Bài tập 7: Viết các phương trình hoá học điều chế MgCl2 trực tiếp từ NgO, Mg(OH)2, MgSO4.

Lời giải chi tiết:

Các phương trình hoá học:

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4↓.

Bài tập 8: Biết dung dịch NaCl có pH bằng 7. Chỉ dùng quỳ tím, nêu cách nhận biết các dung dịch không màu, đựng trong ba ống nghiệm riêng rẽ: NaOH, HCl và NaCl.

Lời giải chi tiết:

Cho vào mỗi ống nghiệm một mẩu quỳ tím:

- Quỳ tím chuyển sang màu xanh → dung dịch NaOH.

- Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → dung dịch HCl.

- Quỳ tím không chuyển màu → dung dịch NaCl.

Bài tập 9: Việc bón phân NPK cho cây cà phê sau khi trồng bốn năm thời kì như sau:

Giải Hóa 8 Cánh Diều Bài tập Chủ đề 2: Acid - Base - pH - Oxide - Muối Bài tập 9

a) Tính lượng N đã cung cấp cho cây trong cả bốn thời kì.

b) Nguyên tố dinh dưỡng potassium được bổ sung cho cây nhiều nhất ở thời kì nào?

Lời giải chi tiết:

Chú ý: Các số sau chữ NPK, ví dụ NPK 10 – 12 – 5 cho biết hàm lượng dinh dưỡng có trong phân.

a) Lượng N cung cấp cho cây trong thời kì bón thúc ra hoa là:

0,5 × 10 : 100 = 0,05(kg).

Lượng N cung cấp cho cây trong thời kì bón đậu quả, ra quả là:

0,7 × 12 : 100 = 0,084(kg).

Lượng N cung cấp cho cây trong thời kì bón quả lớn, hạn chế rụng quả là:

0,7 × 12 : 100 = 0,084(kg).

Lượng N cung cấp cho cây trong thời kì bón thúc quả lớn, tăng dưỡng chất cho quả là:

0,6 × 16 : 100 = 0,096(kg).

Lượng N đã cung cấp cho cây trong cả bốn thời kì là:

0,05 + 0,084 + 0,084 + 0,096 = 0,314 (kg).

b) Nguyên tố dinh dưỡng potassium được bổ sung cho cây nhiều nhất ở thời kì bón thúc quả lớn, tăng dưỡng chất cho quả.

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời chi tiết giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các nội dung phần Sinh họcVật Lý thuộc chương trình KHTN 8 nữa nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM