Giải GDCD 6 Bài 9 Cánh Diều: Tiết kiệm

Xuất bản: 09/07/2021 - Tác giả:

Giải GDCD 6 Bài 9 Cánh Diều: Tiết kiệm trang 42 theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục.

Giải GDCD 6 Bài 9 Cánh Diều: Tiết kiệm

Trả lời chi tiết các câu hỏi Bài 9: tiết kiệm trang 42-47 sách giáo khoa GDCD 6 bộ Cánh Diều giúp các em chuẩn bị bài thật tốt trước khi lên lớp.

Khởi động
GDCD 6 bài 9 Cánh Diều

(SGK GDCD 6 Cánh Diều bài 9 trang 42)

Hãy trao đổi với các bạn xung quanh và chia sẻ trước lớp: “Em mong ước mua một món đồ nhưng khỏng đủ tiền và cũng không muốn xin tiền bố mẹ. Em sẽ làm gì để thực hiện được mong muốn đó?”.

Gợi ý:

Chia sẻ về món đồ mà em mong ước, có thể giới thiệu thêm về lý do vì sao em mong ước có món đồ đó.

Để có được món đồ đó em có thể: làm thêm sau giờ học, hoặc tiết kiệm tiền tiêu vặt hàng ngày, tiền được bố mẹ và người thân thưởng khi em đạt điểm cao.

Khám phá GDCD 6 bài 9 Cánh Diều

1. Thế nào là tiết kiệm

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

TẤM GƯƠNG SỐNG GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ

Hằng ngày, Thông tấn xã Việt Nam đều đưa bản tin lên cho Bác Hồ xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy, Thông tấn xã in hai mặt băng rô-nê-ô (Toneo). Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc dùng làm giấy viết cho tiết kiệm. Ngày 10/5/1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3/5/1969.

Giải GDCD 6 Bài 9 Cánh Diều: Tiết kiệm ảnh 1

Tháng 7 năm 1969, Bộ Chính trị họp, ra Nghị quyết về việc tổ chức bốn ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày Quốc khánh, ngày sinh V.ILê-nin (VILenin) và ngày sinh của Bác. Nhưng Bác không đồng ý đưa ngày 19/5 là ngày kỉ niệm lớn trong năm sau. Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

Câu hỏi SGK GDCD 6 bài 9 Cánh Diều trang 43:

a) Cảm nhận của em về Bác Hồ sau khi đọc thông tin trên?

b) Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm nào?

c) Qua thông tin trên, em hiểu thế nào là tiết kiệm? Người như thế nào được gọi là người có lối sống tiết kiệm?

d)  Em học tập được gì từ tấm gương của Bác Hồ về lối sống tiết kiệm?

Gợi ý:

a) Cảm nhận của em về Bác Hồ là một người có đức tính tiết kiệm, luôn lo lắng cho đồng bào.

b) Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm :

Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc đùng làm giấy viết cho tiết kiệm.

Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

c) Qua thông tin trên, em hiểu tiết kiệm là biết sử dựng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

d) Em học tập được cách tiết kiệm của Bác là tái sử dụng những thứ vẫn còn dùng được. Không bày vẽ mà dùng để lo những cái chính giúp ích cho cuộc sống.

2. Biểu hiện tiết kiệm

a. Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

Giải GDCD 6 Bài 9 Cánh Diều: Tiết kiệm ảnh 2

Câu hỏi SGK GDCD 6 bài 9 Cánh Diều trang 44:

a) Hãy nêu nội dung và cảm nghĩ của em khi quan sát các hình ảnh trên.

b) Tiết kiệm được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày của con người?

c) Hãy lấy ví dụ từ bản thân hoặc từ những người xung quanh để minh hoạ về lối sống tiết tiệm.

Gợi ý:

a) Nội dung của các hình ảnh trên là:

  1. Tiết kiệm thời gian là tiết kiệm tiền bạc (vì thời gian là vàng là bạc)
  2. Khoá chặt vòi nước -> tiết kiệm nước
  3. Tắt thiết bị điện khi không sử dụng -> tiết kiệm điện cho gia đình và đất nước.
  4. Bỏ tiền vào lợn ->tiết kiệm tiền.

b) Tiết kiệm được biểu hiện từ những việc nhỏ hàng ngày mà chúng ta ai cũng có thể thực hiện

c) Các thành viên trong gia đình em luôn tắt các thiết bị điện trong gia đình khi không sử dụng. Sử dụng nước hợp lý: dùng nước rửa rau để tưới cây, ...

b. Phân biệt tiết kiệm và không tiết kiệm

Nam sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố Nam mất từ khi cậu mới 5 tuổi. Mẹ Nam làm thuê, vất vả kiếm tiền nuôi con ăn học. Nhưng Nam hay đua đòi, không muốn thua kém bạn bè nên luôn đời hỏi mẹ mua nhiêu thứ từ đồ chơi, quần áo đẹp đến điện thoại thông minh. Mỗi khi Nam đòi mua đồ mới mà mẹ nói nhà không có tiền thì Nam thường giận dỗi, có khi còn doạ bỏ học.

Câu hỏi SGK GDCD 6 bài 9 Cánh Diều trang 45:

a) Em có nhận xét gi về hành vi đua đòi của Nam?

b) Hãy đưa ra lời khuyên của em với Nam.

c) Theo em, trái với tiết kiệm là gì? Hãy cùng các bạn thảo luận và liệt kê những biểu hiện trái với tiết kiệm mà em biết trong cuộc sống hằng ngày.

Gợi ý:

a) Hành vi đua đòi của Nam là không nên vì em đang còn là học sinh phải biết nghĩ cho mẹ và hoàn cảnh của gia đình mình.

b) Nam cần phải biết tiết kiệm hơn, chăm chỉ học tập để không phụ lòng mẹ.

c) Theo em trái với tiết kiệm là phung phí.

3. Ý nghĩa của tiết kiệm

a. Em hãy thực hiện các nội dung sau:

- Liệt kê tất cả các hoạt động trong một ngày của em theo thời gian biểu.

- Vì em và mọi người phải xây dựng thời gian biểu cho riêng mình? Nếu lãng phí thời gian sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

- Những ai cần tiết kiệm thời gian? Tiết kiệm thời gian có phải tiết kiệm tiền bạc không? Tiết kiệm thời gian sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân trong học tập và trong cuộc sống?

b. Thảo luận về các lí do cần sống tiết kiệm của bản thân (trong sinh hoạt hằng ngày sử dụng qũy thời gian; hiệu qủaa học tập; làm việc;...).

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK GDCD 6 bài 9 Cánh Diều trang 45:

a. 6h dậy vệ sinh cá nhân, tập thể dục, ăn sáng, sau đó đến trường, 11h về nhà ăn cơm trưa, và đi ngủ đến chiều đi đến CLB nhảy. Tối giúp ba mẹ dọn nhà, làm bài tập về nhà.

Em và mợi người phải xây dựng thời gian biểu cho riêng mình để có cách sử dụng thời gian hợp lí hơn. Nếu lãng phí thời gian mãi mãi bạn không thể phát triển được.

b. Sống tiết kiệm để có thể tự mình trang trải những thứ có ích hơn trong học tập và trong công việc.

Sống tiết kiệm để mình biết quý trọng thời gian, công sức mình bỏ ra.

Sống tiết kiệm để mình luôn hoạt động hết công suất trong học tập, công việc.

4. Rèn luyện lối sống tiết kiệm

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK GDCD 6 bài 9 Cánh Diều trang 46:

a. Giải quyết tình huống

Thời tiết mùa hè nóng bức nên Hoà muốn bật điều hoà cả ngày. Thế mà nhiều buổi tối chị Hiền lại thường tắt đi một lúc. Chị bảo hôm nay trời không nóng nữa nên tắt điều hoà đi, bật quạt cho thoáng, vừa không bị khô da, vừa tiết kiệm tiền điện cho gia đình. Hoà nói: Chị cổ hủ thế? Có điều hoà thì cứ bật cả ngày, có hết bao nhiêu tiền điện đâu mà tiếc.

Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến của ai? Vì sao?

Gợi ý: Em đồng ý với ý kiến của chị Hiền. Cần phải tiết kiệm cho gia đình, cũng như môi trường.

b. Thực hiện mục tiêu tiết kiệm

Câu hỏi:

- Viết ra giấy một mục tiêu tiết kiệm mà em mong muốn đạt được nhất.

- Liệt kê những việc cần làm để đạt mục tiêu, nguyện vọng tiết kiệm của em bằng cách kẻ bảng và hoàn thiện theo gợi ý dưới đây:

Gợi ý:

- Em muốn mình có thể tiết kiệm được 5 triệu đồng để mua được một chiếc máy ảnh.

Việc cần làmThực hiệnKết quả
Tiết kiệm tiền mua máy ảnhĐi làm thêm sau giờ họcsau 2 tháng đã đủ tiền mua máy ảnh

Luyện tập GDCD 6 bài 9 Cánh Diều

Câu hỏi SGK GDCD 6 bài 9 Cánh Diều trang 46-47:

1. Những việc làm nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm? Vì sao?

A. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.

B. Vẽ, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghế, tường lớp học.

C. Hoàn thành công việc đúng hạn.

D. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

E. Thường xuyên quên khoá vòi nước.

Gợi ý: Biểu hiện của tiết kiệm là

D. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

2. Hà đang dùng hộp bút màu rất tốt, nay lại được bạn tặng thêm một hộp giống hệt hộp đang dùng nhân dịp sinh nhật. Hà định bỏ hộp bút màu đang sử dụng để dùng hộp mới.

a) Suy nghĩ của Hà đúng hay sai? Vì sao?

b) Em sẽ khuyên Hà như thế nào ?

Gợi ý:

a) Em nghĩ bạn Hà sai vì khi hộp bút màu cũ của bạn vẫn dùng được hãy dùng hết rồi hãy sang hộp mới như thế sẽ tiết kiệm màu hơn.

b) Em sẽ khuyên Hà là hộp màu của bạn vẫn còn sử dụng được hãy dùng hết rồi hãy sang hộp mới như thế sẽ tiết kiệm hơn.

3. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.

B. Tiết kiệm tiền của là chỉ tiêu hợp lí, không hoang phí.

C. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.

D. Tiết kiệm tiền của chỉ là việc của gia đình nghèo.

Gợi ý:

- Em đồng tình: B, C Vì tiết kiệm không chỉ giúp ích cho bản thân, mà chi phí nước nhà cũng giảm bớt.

- Em không đồng tình: D, A Vì bất cứ ai cũng cần tiết kiệm, tiết kiệm trong mức quy định, không phung phí của cải, thời gian, tiền bạc mới là người sống đúng.

4. Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (tán thành hoặc không tán thành). Vì sao?

A. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng tài sản, lao động, thời gian và đồ dùng nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định.

B. Tiết kiệm không có nghĩa là sống qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lóc, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng.

C. Hành vi thể hiện lối sóng tiết kiệm phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh.

Gợi ý:

Em tán thành với các ý kiến trên vì tiết kiệm là giúp ích cho bản thân, gia đình nhưng nên tiết kiệm theo mức vừa phải đúng theo nhu cầu bản thân và xã hội.

Vận dụng GDCD 6 bài 9 Cánh Diều

Câu hỏi SGK GDCD 6 bài 9 Cánh Diều trang 47:

1. Lập kế hoạch tiết kiệm:

- Em sẽ rèn luyện như thế nào đề trở thành người có lối sống tiết kiệm?

- Hãy xây dựng kế hoạch rèn luyện lối sống tiết kiệm của bản thân và chia sẻ với bố mẹ hoặc thầy cô giáo về kế hoạch của mình.

Gợi ý:

- Em sẽ thực hiện tiết kiệm từ những việc hàng ngày: tiết kiệm điện, nước, giấy vở, đồ dùng cá nhân...

- Kế hoạch tiết kiệm. Mỗi ngày dành ra 5 nghìn đồng tiền ăn sáng để đút vào lợn để mua đồ dùng học tập.

2. Sưu tầm:

Em hãy sưu tầm và chia sẻ với các bạn trong nhóm, lớp những câu chuyện, tấm gương về lối sống tiết kiệm mà em biết. Em học được điều gì từ những câu chuyện, tấm gương đó?

Gợi ý:

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM - 10 PHÚT CŨNG LÀ QUÁ TRỄ

Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.

Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân. Đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Bác thì nói, không ít người tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ đều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi cán bộ làm việc không đúng giờ. Nhưng thay vì phê bình nặng lời, bao giờ Bác cũng nhắc nhở ôn tồn như người anh, người cha khiến nhiều người dù bị góp ý vẫn rất cảm động và ghi nhớ mãi.

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V Trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:

- Chú đến chậm mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo: "Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động”. Câu chuyện ấy là lời nhắc nhở có ý nghĩa sâu sắc đối với người chỉ huy quân đội nói riêng và cán bộ lãnh đạo nói chung. Nếu người lãnh đạo mà chậm một bước sẽ mất cơ hội, không chủ động sẽ dễ bị thua thiệt và tính sai một ly thì sự nghiệp chung sẽ đi lệch một dặm.

3. Vẽ các bức tranh về chủ đề “Tiết kiệm”:

- Dưới mỗi bức tranh, em hãy viết một thông điệp dễ ghi nhớ để nhắc nhở bản thân và mọi người thường xuyên thực hành tiết kiệm trong cuộc sống.

- Hãy chia sẻ với thầy cô và bạn bè về bức tranh và thông điệp của em.

~/~

Với hướng dẫn trả lời các câu hỏi Bài 9: Tiết kiệm trong nội dung giải bài tập SGK GDCD 6 bộ Cánh diều chi tiết do Đọc tài liệu thực hiện trên đây có thể giúp các em hiểu bài hơn. Chúc các em học tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM