Virus HPV là gì? Tại sao phải tiêm vaccine HPV?

Chúng ta vẫn thường nghe rất nhiều thông tin về HPV ở bất cứ kênh truyền thông nào. Vậy virus HPV là gì? Tại sao phải tiêm vaccine HPV? chính là nội dung mà chúng tôi muón bạn biết qua bài viết này.

Trả Lời Nhanh

HPV là một loại virus gây u nhú ở người, là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Rất nhiều người bệnh mắc virus HPV nhưng không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Cần phải tiêm vaccine HPV vì đây là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay.

MỤC LỤC NỘI DUNG
  • Virus HPV là gì?
  • Virus HPV lây nhiễm qua đâu?
  • Tại sao phải tiêm vaccine HPV?
  • Đối tượng nào cần tiêm phòng HPV?
  • Vaccine HPV có an toàn không?
  • Có mấy loại vaccine tiêm phòng HPV?
  • Tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vaccine HPV?
  • Trường hợp nào không được tiêm Vaccine HPV?
  • Tiêm Vaccine HPV ở đâu?
  • Tiêm phòng HPV có giá bao nhiêu?

Virus HPV là gì?

Virus HPV có tên gọi chính thức là siêu vi trùng Papilloma ở người: là một virus gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư. Nó là loại virus lây truyền qua đường tình dục và thường xuất hiện ở tất cả mọi người đã có quan hệ tình dục. 

Virus HPV là gì?

Có hơn 100 loại virus HPV gây u nhú, trong đó có khoảng 40 loại có thể lây lan qua đường sinh dục (cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn, trực tràng, dương vật, bìu,...). Phần lớn những trường hợp nhiễm HPV sinh dục không có hại và tự lành, nhưng một số trường hợp có thể gây ung thư hoặc mụn cóc sinh dục.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cũng đã chia sẻ: Hiện tại chưa có liệu pháp điều trị nào cho loại virus này, nhưng ta vẫn có thể chữa trị được những vấn đề về sức khỏe do virus này gây ra.

Virus HPV lây nhiễm qua đâu?

Đường tình dục

• Quan hệ tình dục

• Tiếp xúc tay, miệng với cơ quan sinh dục

Không qua đường tình dục

• Do sử dụng chung đồ vật nhiễm HPV

• Lây truyền từ mẹ sang con

Có một nguyên nhân rất đáng lo ngại đó là các bé gái dù chưa có quan hệ tình dục cũng có nguy cơ phơi nhiễm khi tiếp xúc với đồ lót, đồ bơi của người đã nhiễm HPV.

Tại sao phải tiêm vaccine HPV?

Dù đã có nhiều phương pháp để tầm soát sớm những tổn thương tiền ung thư do vi rút HPV, nhưng các loại ung thư khác liên quan HPV như: ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn hay hầu họng,… vẫn chưa có cách thức tầm soát hiệu quả. Các loại ung thư này thường diễn tiến âm thầm, không được phát hiện cho đến khi bắt đầu có triệu chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc chủ động tiêm phòng có thể ngăn ngừa những bệnh lý ung thư này phát triển.

Việc tiêm vaccine HPV ở trẻ cũng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ủy ban Tư vấn về Thực hành Chủng ngừa (ACIP) Hoa Kỳ nhấn mạnh. Theo đó, WHO cho rằng nhóm đối tượng mục tiêu chính trong việc tiêm vắc xin ngừa HPV nên là trẻ em gái 9-14 tuổi trước khi có sinh hoạt tình dục 

Hiện nay, có ba loại vaccine đã được kiểm định chất lượng, tất cả đều bảo vệ sự lây nhiễm của hai loại HPV 16 và 18, là nguyên nhân gây ra ít nhất 70% ca ung thư cổ tử cung. Gần đây, Gardasil 9 được chấp thuận sử dụng cho cả nam và nữ từ 9 - 45 tuổi để bảo vệ giúp chống lại mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch (CDC) khuyến nghị tiêm vaccine HPV định kỳ cho cả bé trai và gái từ 9 - 26 tuổi. Tốt nhất là trẻ em nên chích ngừa trước khi có quan hệ tình dục và tiếp xúc với HPV. Khi một ai đó bị nhiễm HPV thì vaccine có thể kém hiệu quả hoặc hoàn toàn không có tác dụng.

Đối tượng nào cần tiêm phòng HPV?

Vaccine HPV được khuyến cáo tiêm cho bé gái và phụ nữ, bé trai và nam giới trong độ tuổi từ 9-26 tuổi, bất kể đã từng quan hệ tình dục, đã có gia đình và sinh con hay chưa. Việc tiêm chủng Vaccine HPV cần được tiến hành càng sớm càng tốt trước khi bị phơi nhiễm với virus. Vaccine có hiệu quả bảo vệ kéo dài lên đến 30 năm và chưa có khuyến cáo tiêm nhắc lại. Đặc biệt, trước khi thực hiện tiêm chủng, bạn không cần xét nghiệm tầm soát virus HPV như Pap’s, HPV DNA hoặc kháng thể HPV trước khi tiêm ngừa.

Vaccine HPV có an toàn không?

Vaccine HPV đã được chứng minh tính an toàn và hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV. Đặc biệt, Vaccine HPV đã được trải qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cũng như thực tế ở nhiều nước trên Thế giới để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả sinh miễn dịch. Do đó, tất cả các giới trong độ tuổi 9-26 tuổi nên tiêm để đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus này.

Có mấy loại vaccine tiêm phòng HPV?

Có 2 loại vắc xin phòng HPV được sử dụng tại Việt Nam: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Nhưng hiện tại thì đang sử dụng vaccine phòng HPV Gardasil của Mỹ. 

Vắc xin Cervarix

Xuất xứ: Vắc xin Cervarix (GlaxoSmithKline – Bỉ)

Vắc xin Cervarix bảo vệ trước 2 chủng virus gây u nhú ở người là 16 và 18, được phê chuẩn sử dụng cho nữ giới trong độ tuổi từ 10 tới 25 nhằm phòng tránh ung thư cổ tử cung.
Gồm 3 mũi:
  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.
Nếu cần thiết phải thay đổi lịch tiêm chủng, mũi thứ 2 có thể được tiêm vào thời điểm từ 1 đến 2,5 tháng sau mũi thứ nhất và mũi thứ 3 tiêm vào thời điểm từ 5 đến 12 tháng sau mũi thứ nhất.

Hiện tại chưa có khuyến cáo phải tiêm nhắc lại.

Vắc xin Gardasil

Xuất xứ: Vắc xin Gardasil (Merck Sharp & Dohme – Mỹ)

Vắc xin Gardasil :bảo vệ cơ thể trước 4 chủng virus gây u nhú ở người là 6, 11, 16 và 18. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug Administration - FDA) Hoa Kỳ đã phê chuẩn sử dụng cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 tới 26 để giúp phòng tránh mụn cóc sinh dục, ung thư ở cổ tử cung, âm đạo, âm vật và hậu môn. Gardasil cũng được phê chuẩn sử dụng cho nam giới từ 9 tới 26 tuổi nhằm phòng tránh mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.

Gồm 3 mũi:
  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.
Hiện tại chưa có khuyến cáo phải tiêm nhắc lại.

Khi không tiêm được đúng lịch theo phác đồ, có thể áp dụng lịch tiêm linh động như sau: Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, và mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 3 tháng.

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vaccine HPV?

Kể từ khi được sử dụng đến nay, hàng triệu người đã được tiêm phòng Vaccine HPV và cho đến nay, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào xuất hiện do tiêm vaccine HPV gây ra. Mặt khác, người tiêm chủng có thể gặp phản ứng phụ nhẹ đến trung bình sau tiêm như:
 
  • Phản ứng tại chỗ tiêm: Đau, sưng, nổi ban đỏ, chai cứng, ngứa, bầm tím, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm.
  • Các phản ứng toàn thân khác: Sốt, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
Thông thường sau khi tiêm xong tại đơn vị tiêm chủng, bạn sẽ được theo dõi từ 20 - 30 phút sau tiêm. Do đó, nếu bạn xuất hiện những dấu hiệu bất thường như nổi mề đay, ngứa…, hô hấp (khó thở), ngất xỉu, đau quặn bụng… thì hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Trường hợp nào không được tiêm Vaccine HPV?

Vaccine HPV với cơ chế tạo miễn dịch chủ động hiệu quả nên phụ nữ đã quan hệ tình dục hoặc quá độ tuổi vẫn được khuyến khích khích tiêm ngừa vaccine HPV. Nhưng vẫn có một số đối tượng không nên tiêm chủng Vaccine HPV:
  • Phụ nữ đang có thai.
  • Người quá mẫn với các hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào của Vaccine HPV được liệt kê trong phần “Thành phần”.
  • Những người bị quá mẫn sau khi tiêm Gardasil 9 hoặc Gardasil trước đây không nên tiêm Gardasil 9.
  • Người đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng.
  • Người bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.

Tiêm Vaccine HPV ở đâu?

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội hay còn có tên gọi khác là trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, đứng top đầu trong những địa chỉ tiêm chủng uy tín nhất tại Hà Nội. Đây là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các hoạt động có liên quan đến y tế toàn Hà Nội dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế.
 
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: là địa chỉ tiêm chủng hiện đại, chất lượng cao, an toàn, giá Vaccine dịch vụ hàng đầu Việt Nam được hàng triệu Khách hàng tin tưởng chọn lựa. VNVC đáp ứng đầy đủ năng lực về bảo quản Vaccine nhờ hệ thống kho lạnh và dây chuyền lạnh đạt chuẩn quốc tế GSP đảm bảo dự trù hàng hoá, phân phối vận chuyển với hệ thống xe lạnh và thiết bị vận chuyển chuyên dụng… đảm bảo Vaccine an toàn và chất lượng. 
 
Phòng tiêm chủng SAFPO: là hệ thống tiêm chủng đạt tiêu chuẩn an toàn được sáng lập bởi AMV Group với “chiến lược đại dương xanh”. Sau hơn 12 năm hình thành và phát triển, tới nay hệ thống đã mở rộng hơn 70 phòng tiêm trên toàn quốc.
 
Hệ thống Y tế Quốc tế Vinmec: Đây chắc chắn là địa chỉ uy tín và được nhiều người khuyên nên lựa chọn để tiêm phòng HPV. Hệ thống được tập đoàn Vingroup sáng lập vào năm 2012. Chỉ mới 10 năm hình thành nhưng tính tới nay, sự phát triển của hệ thống đã mở rộng ra được 7 bệnh viện lớn và 4 phòng khám trên toàn quốc.  

Tiêm phòng HPV có giá bao nhiêu?

Tùy vào điều kiện tài chính và nhu cầu, bạn có thể lựa chọn loại Vaccine phù hợp. Dưới đây chúng tôi chỉ liệt kê một số cơ sở công khai giá niêm yết:
 
Tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội
  • Gá tiêm phòng Vaccine Ung thư cổ tử cung hãng Gardasil là 1.591.000 đồng.
Tại Trung tâm tiêm chủng VNVC
  • Vaccine Gardasil 4: 1.790.000 đồng
  • Vaccine Gardasil 9:  2.950.000 đồng
Tại MEDLATEC
  • Vaccine Gardasil 4 từ 1.6 triệu - 2.1 triệu/ 1 mũi.
  • Vaccine Gardasil 9 trong khoảng 3 triệu/ 1 mũi.

Một số tài liệu tham khảo

1/ “Hướng dẫn dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung”, Số 2402/ QĐ-BYT

2/ Catherine F. Houlihan et.al, Prevalence of Human Papillomavirus in Adolescent Girls Before Reported Sexual Debut, The Journal of Infectious Diseases, 2014, 210:837–45

3/ https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/human-papillomavirus-(hpv)-and-cervical-cancer (truy cập 20/2/2021)

4/ Braaten KP et al.Human Papillomavirus (HPV), HPV-Related Diseases, and the HPV Vaccine, Rev Obstet Gynecol. 2008;1:2–10

5/ https://www.who.int/immunization/sage/meetings/2016/october/1_HPV_vaccine_background_document_27Sept2016.pdf (truy cập 20/2/2021)

6/ Baloch Z, Yasmeen N, Li Y, et al. Knowledge and Awareness of Cervical Cancer, Human Papillomavirus (HPV), and HPV Vaccine Among HPV-Infected Chinese Women. Med Sci Monit. 2017;23:4269–4277. Published 2017 Sep 4. doi:10.12659/msm.903370

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN