Vì sao nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến trung quốc?

Cùng tìm hiểu Nho giáo là gì? Vì sao nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến trung quốc?

Trả Lời Nhanh

Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc bởi nó là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

MỤC LỤC NỘI DUNG
  • Vì sao nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến trung quốc?
  • Nho giáo là gì? Nội dung cơ bản của Nho giáo?
  • 1. Nho giáo là gì?
  • 2. Những nội dung cơ bản của Nho giáo?
  • Quan điểm về Tam cương ngũ thường
  • 1. Tam cương là gì?
  • 2. Ngũ thường là gì?
  • 3. Ý nghĩa của Tam cương ngũ thường
  • Những mặt tích cực và tiêu cực của Nho giáo ở Trung Quốc.
  • 1. Ảnh hưởng tích cực
  • 2. Ảnh hưởng tiêu cực
  • Quá trình thâm nhập, phát triển của Nho giáo tại Việt Nam
  • Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo ở Việt Nam
  • 1. Ảnh hưởng tích cực của Nho giáo
  • 2. Ảnh hưởng tiêu cực

Vì sao nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến trung quốc?

Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chú trọng củng cố quyền lực tối cao của nhà vua và dòng họ. Đồng thời củng cố bộ máy chính quyền làm sao với tay xuống tận các địa phương. Đi liền với những chính sách này, các triều đại phong kiến cần có một hệ tư tưởng đi kèm.

Do đó, "Nho giáo" trở thành hệ tư tưởng và đạo đức chính thống ở Trung Quốc thời phong kiến, vì quan điểm của Nho giáo phù hợp với lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị. Ví dụ:

+ Quan điểm về “Tam cương, Ngũ thường” trong Nho giáo đã quy định về kỉ cương, đạo đức của xã hội phong kiến.

+ Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức, mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận của bề tôi đối với quốc gia là trung thành tuyệt đối với vua.

Cùng tìm hiểu Nho giáo là gì? Quan điểm Tam cương ngũ thường của Nho giáo để hiểu rõ hơn những đặc điểm khiến Nho giáo trở thành tư tưởng và đạo đức chính thống ở Trung Quốc thời phong kiến.

Vì sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc

Nho giáo là gì? Nội dung cơ bản của Nho giáo?

1. Nho giáo là gì?

Nho giáo được ra đời ở thời Xuân Thu do Khổng Tử (551 – 479 TCN) sáng lập. Sau khi ông mất, tư tưởng của ông đã được các thế hệ học trò kế thừa. Đến thế kỷ II TCN, Nho giáo mới được giai cấp phong kiến sử dụng vào việc trị quốc. Ở Trung Quốc, Nho giáo đã tồn tại trong suốt thời phong kiến và là công cụ giúp các triều vua cai trị đất nước.

Nho giáo là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng (theo wikipedia)

Nho giáo rất có ảnh hưởng tại ở các nước thuộc vùng văn hoá Đông Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh.

Nho giáo là gì? Nội dung cơ bản của Nho giáo

2. Những nội dung cơ bản của Nho giáo?

Nho giáo đề cao đạo đức, coi đó là nền tảng của xã hội. Nho giáo cho rằng, con người sinh ra vốn có thiện lương, nhưng cần phải được giáo dục để phát huy những phẩm chất tốt đẹp đó. Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.

Duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo "Tam cương ngũ thường"

Quan điểm về Tam cương ngũ thường

Tam cương ngũ thường là lời dạy của Khổng Tử về chuẩn mực cho nam giới. Nó được coi là một trong những tư tưởng quan trọng nhất của Nho giáo.

1. Tam cương là gì?

Trong triều đại phong kiến, "Tam cương" là ba mối quan hệ trọng yếu trong xã hội, bao gồm:

  • Vua - tôi: Đây là quan hệ tiên quyết trong chính trị mà các quân thần buộc tuân theo. Nó đi kèm với câu: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.” Theo pháp luật, thần tử phải luôn luôn trung thành, tuân lệnh vua bằng bất cứ giá nào. Vua luôn luôn đúng, công minh, vì vậy kháng lệnh vua thần tử chỉ có một con đường là “chết”.
  • Cha - con: Là quan hệ của con và cha, con cái không được bất hiếu,  phải nghe lời cha mẹ dạy bảo, hiếu thuận. “Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cũng giống như mối quan hệ vua tôi, cha có thể khiến cho chết, hoặc con có thể chết vì cha, nếu không thể chết thì con bất hiếu.
  • Vợ - chồng: Là quan hệ vợ chồng, phải có trách nhiệm giữ mối quan hệ hòa hảo với nhau, hạnh phúc, không cãi vã, vợ phải nghe lời chồng, yêu thương, bao bọc lẫn nhau.

Đối với Nho giáo, mỗi nhân tố trong 3 mối quan hệ trên đều phụ thuộc và hỗ trợ cho nhau. Song, thứ tự trước sau trong đạo lý Nho giáo rất quan trọng, người xưa rất chú ý tới thứ bậc ưu tiên như để nhấn mạnh đến tầm quan trọng khi nói đến. Vì thế, trong 3 quan hệ Tam Cương thì quan hệ vua-tôi là quan trọng và được đề cao nhất.

Cả ba quan hệ điển hình trên đóng vai trò là đại diện cho tất cả các mối quan hệ của con người trong xã hội. Cách ứng xử đúng mực như vậy sẽ giúp gia đình trở nên thuận hòa, êm ấm hơn, xã hội cũng từ đó thái bình, trật tự và ổn định.

2. Ngũ thường là gì?

Ngũ thường là năm đức tính đạo đức mà một người thường có và nên có, bao gồm:

  • Nhân: Nhân nghĩa, yêu thương, giúp đỡ người khác.
  • Nghĩa: Nghĩa khí, chính nghĩa, tôn trọng lẽ phải.
  • Lễ: Lễ phép, tôn trọng người khác, giữ gìn trật tự xã hội.
  • Trí: Trí tuệ, sáng suốt, hiểu biết.
  • Tín: Tin cậy, giữ lời hứa, trung thực.

Quan điểm về Tam cương ngũ thường

3. Ý nghĩa của Tam cương ngũ thường

Trong xã hội ngày xưa, cùng với tam tòng tứ đức, tam cương ngũ thường chính là những thức đo chuẩn mực của một con người trong mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Người ta cũng tin rằng con người có thể trở thành bậc hiền nhân thông qua việc hoàn thiện 3 mối quan hệ và 5 đức tính này. Do đó, thành ngữ “tam cương ngũ thường” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của một đất nước thời xưa.

Theo Tam tự kinh, mối quan hệ vua tôi cốt ở cái nghĩa, mối quan hệ cha con cốt ở tình thuận. Tuy nhiên, đến giai đoạn phong kiến sau này những mối quan hệ trong xã hội đã được các vua chúa tạo ra dựa trên những nguyên tắc “tam cương ngũ thường” vô cùng khắc nghiệt: “quân sử thần tử, thần bất tử bất trung”, hay “phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu”...

Có thể thấy, trong xã hội đó, tam cương ngũ thường trong lời dạy của Nho giáo là vô cùng hà khắc. Thế nhưng, trong xã hội hiện đại dường như nó không còn quá quan trọng và có sự liên kết với con người trong xã hội ngày nay. Bởi nhiều người cho rằng, đó chỉ là một công cụ chỉ được dành cho chế độ quân chủ chuyên chế. 

Mặc dù vậy, xét theo khía cạnh đạo đức, vai trò của Tam cương Ngũ thường vẫn có những giá trị quan trọng nhất định. Con người sống ở đời nhất định phải hiểu rõ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” thì mới có thể tồn tại và phát triển trong xã hội.

Những mặt tích cực và tiêu cực của Nho giáo ở Trung Quốc.

Tư tưởng Nho giáo là hướng đến gia tầng thống trị, hay nói một cách khác, tư tưởng của Khổng Tử nhắm đến giai cấp vua chúa, bởi Khổng Tử tin rằng: Người quân tử cai trị đất nước thì phải lấy nhân lễ thì mới thu phục được lòng dân hướng về thiên tử, đất nước mới thái bình.

Tuy nhiên, theo chiều dài lịch sử, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng tư tưởng chính trị của Khổng Tử có sự tiến bộ rõ rệt. Nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị, kinh tế, văn hóa Trung Quốc. 

1. Ảnh hưởng tích cực

Giáo dục: Nho giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc tới nền giáo dục của Trung Quốc. Tư tưởng "tôn sư trọng đạo" của Nho giáo đã góp phần xây dựng nên một nền giáo dục có kỷ cương, phép tắc, đề cao vai trò của người thầy. Hệ thống thi cử khoa cử của Nho giáo đã tạo ra một tầng lớp trí thức ưu tú, có kiến thức uyên bác, phẩm chất đạo đức cao thượng, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước.

Kinh tế: Nho giáo đề cao tinh thần cần cù, siêng năng, coi trọng lao động sản xuất. Tư tưởng này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Trung Quốc. Nho giáo cũng đề cao tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, điều này đã tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế.

Chính trị: Nho giáo đề cao tinh thần trung quân ái quốc, coi trọng trật tự, kỷ cương. Tư tưởng này đã góp phần củng cố chế độ quân chủ, tạo ra một xã hội ổn định, hòa bình. Nho giáo cũng đề cao tinh thần dân chủ, đề cao vai trò của nhân dân trong việc xây dựng đất nước.

Xã hội: Nho giáo đề cao các giá trị đạo đức như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Tư tưởng này đã góp phần xây dựng nên một xã hội có đạo đức, văn minh, nhân văn. Nho giáo cũng đề cao vai trò của gia đình, coi trọng tình cảm gia đình.

2. Ảnh hưởng tiêu cực

Giáo dục: Nho giáo đề cao quá mức truyền thống, coi trọng quá khứ, dẫn đến sự bảo thủ, trì trệ trong giáo dục. Hệ thống thi cử khoa cử của Nho giáo cũng có những hạn chế, như chỉ tập trung vào kiến thức hàn lâm, không chú trọng đến thực tiễn.

Kinh tế: Nho giáo đề cao quá mức tinh thần cần cù, siêng năng, coi trọng lao động chân tay, dẫn đến sự coi thường lao động trí óc, khoa học, kỹ thuật.

Chính trị: Nho giáo đề cao quá mức quyền lực của hoàng đế, coi trọng trật tự, kỷ cương, dẫn đến sự chuyên quyền, độc đoán của nhà nước.

Xã hội: Tư tưởng của Nho giáo còn tạo ra hố sâu ngăn cách và phân biệt đẳng cấp, giới tính, trọng nam khinh nữ. Những yếu tố này, được xem là những bước cản cho sự và triển của xã hội Trung Quốc.

Quá trình thâm nhập, phát triển của Nho giáo tại Việt Nam

Nho giáo du nhập vào VN trong thời kì Bắc thuộc, chủ yếu ảnh hưởng đến những người thuộc tầng lớp trên trong XH, vì là VH do kẻ xâm lược áp đặt nên chưa có chỗ đứng trong xã hội VN

Thế kỉ XI: Nho giáo định hình, chế độ tam giáo đồng nguyên

Năm 1070: Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Chu Công, Khổng Tử lú này “Nho giáo được chính thức tiếp nhận”

Năm 1075: Mở khoa thi Nho học đầu tiên, chính thức khai sinh cho lịch sử thi cử Nho giáo lâu dài ở Việt Nam.

Năm 1076: nhà Lý cho lập Quốc tử giám ngay giữa kinh thành và “chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc tử giám”. Từ đây, con em quý tộc họ Lý chính thức được đào tạo chủ yếu theo Nho giáo

Thời nhà Trần: khuynh hướng dung hòa tam giáo (Nho-Phật-Đạo)

Thế kỉ XV: Nhà Lê đưa Nho giáo trở thành quốc giáo - Nho giáo độc tôn

Thế kỉ XVI – XVIII: XH biến động, nho giáo suy yếu

Thế kỉ XIX: nhà Nguyễn độc tôn nho giáo – thất bại – suy tàn

Chúng ta không thể phủ nhận rằng Nho giáo đã tham gia góp phần vào sự đúc nặn nên diện mạo tinh thần dân tộc và văn hóa dân tộc. Dù có những điểm chưa tích cực nhưng trãi qua năm tháng sàn lọc những tư tưởng triết học của Nho giáo đã thấm nhuần trong lòng con người Việt Nam.

Nho giáo tại Việt Nam

Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo ở Việt Nam

Nho giáo đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa Việt Nam bao gồm cả những tác động tích cực và tiêu cực.

1. Ảnh hưởng tích cực của Nho giáo

Về chính trị và xã hội: Nho giáo đã góp phần hình thành nên hệ thống chính quyền phong kiến tập quyền ở Việt Nam. Các triều đại phong kiến Việt Nam đều lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, sử dụng Nho giáo để quản lý xã hội và giáo dục con người.

Về tín ngưỡng: nhà nho Việt Nam coi Nho giáo như là tôn giáo; gạt bỏ, bài xích các tôn giáo khác ngoại trừ những nội dung được Nho giáo chấp nhận và khuyến khích, như lòng tin vào thiên mệnh, việc tế lễ, việc thờ cúng tổ tiên... Vì vậy, trong Nho giáo là tôn giáo của đàn ông người Việt, bên cạnh các tôn giáo dành cho các bà các cô như đạo Phật, đạo Mẫu...
 
Về phong tục: sự tác động của Nho giáo và văn hóa Hán đã làm Hán hóa một phần các phong tục vòng đời, đặc biệt là phong tục hôn nhân, phong tục tang ma. Trong thời trung đại, các phong tục này đều lấy hình mẫu của Nho giáo và văn hóa Hán làm chuẩn mực.

Trong giáo dục: Nho giáo là cơ sở hình thành hệ thống giáo dục chính thống của Việt Nam trung đại ở bốn cấp kinh đô - tỉnh/đạo - phủ - huyện/châu, và chế độ thi tuyển gồm bốn cấp khảo hạch - thi Hương - thi Hội - thi Đình, để đào tạo ra quan lại nhà nước, quan viên làng xã.

Về văn học và nghệ thuật: Nho giáo đã góp phần làm hình thành các thể văn khoa cử (kinh nghĩa, chiếu, biểu, luận, văn sách, thơ, phú...), các thể loại văn học mô phỏng Trung Hoa (thơ Đường luật, phú, từ, đối...), các điển tích văn học, các sách giáo khoa truyền thụ Nho giáo, các tác phẩm văn học và nghệ thuật chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Những sản phẩm ấy làm thành dòng văn học nghệ thuật quan phương chính thống, tồn tại song hành với dòng văn học dân gian, nghệ thuật dân gian.

Về ngôn ngữ và văn tự: quá trình tiếp biến văn hóa Hán nói chung, Nho giáo nói riêng đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ và chữ viết ở Việt Nam.

Ngày nay, Nho giáo không còn là hệ tư tưởng chính thống ở Việt Nam, nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại và có ý nghĩa nhất định trong đời sống xã hội Việt Nam.

2. Ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh những “đóng góp” mà tác dụng chủ yếu là làm cho văn hóa tinh thần của Việt Nam thời trung đại bị Hán hóa một phần đáng kể, Nho giáo đã trực tiếp và gián tiếp gây hại cho nền văn hóa truyền thống của Việt Nam. Những tác hại này không chỉ xảy ra trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, mà cả văn hóa vật chất của đất nước Việt Nam.

Trong lĩnh vực giáo dục: xóa bỏ nền độc lập của Đại Việt, hủy diệt triệt để tất cả các di sản văn hóa của các triều đại Lý - Trần, áp đặt nền giáo dục Tống nho cho nho sinh, nho sĩ Đại Việt. Tạo nên sự giáo dục vừa giáo điều, vừa phù phiếm, chủ yếu giúp làm dáng trí thức, còn hầu như vô dụng đối với xã hội nhân quần.

Về chính trị: Tư tưởng trung quân của Nho giáo khiến cho nhiều nho thần, nho sĩ Đại Việt đều dốc sức bảo vệ ngai vàng, khôi phục ngai vàng cho những dòng vua, những ông vua ăn hại, bù nhìn. Thay vì làm cho non sông nhất thống, họ lại làm cho chính sự suy đồi, đất nước loạn lạc, dân chúng lầm than.

Về kinh tế: Sự độc tôn Nho giáo đã kiềm hãm kinh tế Việt Nam, làm suy yếu các nguồn nội lực, là một trong những nguyên nhân làm cho Việt Nam mất nước. Do ý thức hệ Nho giáo, một số nghề nghiệp trong xã hội Việt Nam đã bị coi khinh, mặc dù cần thiết, có ích cho cuộc sống của con người như nghề xướng ca, nghề thương mại... Thời nhà Nguyễn, khi đất nước thống nhất, ý thức hệ Nho giáo hoàn toàn thắng thế, chính sách “trọng nông ức thương”, “bế quan tỏa cảng” trở thành một thứ quốc sách, kìm hãm đất nước trong vòng lạc hậu đói nghèo, là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất nước về tay Pháp.

Về xã hội: quan điểm bất bình đẳng của Nho giáo đã chà đạp phụ nữ Việt Nam xuống đất đen. Trong suốt thời trung đại, toàn bộ việc làng, việc nước là việc của đàn ông. Việc của phụ nữ chỉ là “tề gia, nội trợ”, có thể kiêm thêm việc chạy chợ, chạy đồng, đầu tắt mặt tối, nhưng không vì thế mà địa vị trong gia đình, xã hội của họ được nâng lên.

">

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN