Câu hỏi
Từ trái nghĩa với từ đoàn kết là gì?
Trả lời: Từ trái nghĩa với từ đoàn kết là chia rẽ, tan rã, mẫu thuẫn, xung đột, bè phái,..
Giải thích:
Đoàn kết nghĩa là gì?
Đoàn kết có thể hiểu một cách đơn giản là sự tập hợp, kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đưa ra quan niệm về đoàn kết, đại đoàn kết:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một bộ phận quan trọng hợp thành trong hệ thống tư tưởng của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu toàn bộ di cảo của Người có thể nhận thấy cụm từ “đoàn kết” được Người nhắc tới hơn hai ngàn lần và cụm từ “đại đoàn kết” được Người nhắc tới hơn tám mươi lần, điều đó nói lên sự quan tâm đối với vấn đề đoàn kết ở mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh của lịch sử, đồng thời tỏ rõ tầm chiến lược tư tưởng đoàn kết của Người. Đoàn kết có thể hiểu một cách đơn giản là sự tập hợp, kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó. Còn đại đoàn kết là đoàn kết rộng rãi tức muốn nhấn mạnh tới thành phần, quy mô, lực lượng của khối đoàn kết.
Ngoài ra, danh từ riêng Đoàn Kết còn có thể là tên của một số địa danh. Ví dụ như:
- Phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
- Phường Đoàn Kết, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
- Phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
- Xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
- Xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
- Xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
- Xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
- Xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
- Xã Đoàn Kết, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
- Xã Đoàn Kết, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng
- Xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Từ trái nghĩa với đoàn kết
Trái nghĩa với "đoàn kết" là:
- chia rẽ
- tan rã
- mẫu thuẫn
- xung đột
- bè phái
Các từ trái nghĩa với đoàn kết là từ trái nghĩa không hoàn toàn. Vì khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.
Tinh thần đoàn kết ở dân tộc Việt Nam?
Tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là sức mạnh tổng hợp, là sự đồng lòng của cả dân tộc, thể hiện ở tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn. Lịch sử dân tộc ta đã ghi nhận biết bao những câu chuyện cảm động về tinh thần đoàn kết ấy. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta đã được nâng lên đỉnh cao. Từ hậu phương đến tiền tuyến, từ thành thị đến nông thôn, mọi người dân đều chung một mục tiêu, đó là giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chiến thắng 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là những minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Tinh thần đoàn kết ấy không chỉ giúp dân tộc ta vượt qua những thử thách cam go nhất mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ mai sau.