Từ trái nghĩa với từ an toàn là gì?

Từ trái nghĩa với từ an toàn là gì? Xác định nghĩa của từ an toàn và một số ví dụ về từ trái nghĩa giúp bạn tham khảo

Trả Lời Nhanh

Trái nghĩa với an toàn là nguy hiểm, nguy nan, rủi ro, mạo hiểm, bất ổn....

Câu hỏi

Từ trái nghĩa với từ an toàn là gì?

Trả lời: Trái nghĩa với an toàn là nguy hiểm, nguy nan, rủi ro, mạo hiểm, bất ổn....

Giải thích:

An toàn có nghĩa là gì?

Tính từ: Yên ổn, loại trừ nguy hiểm, hoặc tránh được sự cố.

Danh từ: điều kiện bảo đảm để không xảy ra sự cố hay nguy hiểm, nói chung

Từ trái nghĩa với an toàn?

Từ trái nghĩa với an toàn thuộc loại từ trái nghĩa không hoàn toàn. Dưới đây là một số từ trái nghĩa với an toàn phổ biến:

  • Nguy hiểm: Mang ý nghĩa đối lập trực tiếp với "an toàn", chỉ tình trạng có khả năng gây hại, tổn thương.
  • Bất ổn: Diễn tả tình trạng không chắc chắn, dễ thay đổi và có thể dẫn đến những hậu quả xấu.
  • Rủi ro: Chỉ khả năng xảy ra những điều không mong muốn, gây thiệt hại.
  • Mạo hiểm: Ý chỉ hành động hoặc tình huống có khả năng gây nguy hiểm cao, nhưng có thể mang lại lợi ích lớn.
  • Nguy cấp: Diễn tả tình trạng cấp bách, đe dọa đến sự an toàn hoặc tính mạng.
  • Không chắc chắn: Chỉ tình trạng không có sự bảo đảm về sự an toàn.

An toàn trong những trường hợp nào?

1. An toàn điện

An toàn điện đề cập đến việc đảm bảo rằng hệ thống điện và các thiết bị điện được sử dụng một cách an toàn, giảm thiểu nguy cơ gây ra tai nạn, cháy nổ hoặc tổn thất về nguồn điện. An toàn điện không chỉ liên quan đến việc bảo vệ sự an toàn cá nhân mà còn đảm bảo cho toàn bộ cộng đồng.

Để đạt được an toàn điện, cần tuân thủ các quy tắc, hướng dẫn và tiêu chuẩn an toàn điện

- Phải che chắn các thiết bị và bộ phận mang điện để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện.

- Phải chọn đúng biện pháp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng quy chuẩn.

- Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc.

- Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng quy tắc an toàn.

- Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện cũng như của hệ thống điện.

2. An toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng.

An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những nó ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội.

Bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ nâng cao sức khoẻ người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta là đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục kiến thức khoa học kỹ thuật và pháp luật về an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức và thực hành của cộng đồng.

3. An toàn lao động

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

Quy tắc an toàn lao động

Hình minh họa: Các quy tắc an toàn lao động

4. An toàn khi tham gia giao thông

Một số kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông

- Không uống rượu bia khi tham gia giao thông

- Giảm tốc độ khi đến ngã tư, ngã ba, khúc cua, ngã rẽ

- Không lách vào những khe hở quá hẹp giữa hai xe

- Sử dụng gương chiếu hậu, đèn tín hiệu và đèn pha đúng cách

- Giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước

- Tránh đi vào điểm mù của xe ô tô cỡ lớn

- Lưu ý khi đi đường cao tốc

- Nhường đường cho xe ưu tiên

- Sang đường đúng cách

- Tuân thủ luật giao thông và chỉ dẫn của lực lượng chức năng

5. Trường học an toàn

Trường học an toàn là môi trường học tập đảm bảo sự an toàn trong trường học cho người học, giáo viên, cán bộ công nhân viên về thể chất và tinh thần trong bất cứ thảm họa nào. Để xây dựng trường học an toàn cần đảm bảo các điều kiện:

- Thiết lập các chính sách can thiệp kịp thời khi xảy ra thảm họa

- Xây dựng các công trình có thể chống chịu nhiều thảm họa trong phạm vi nhà trường

- Các bên như học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên và các bên liên quan cùng xây dựng, thực hiện các kế hoạch phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro các thảm họa, thiên tai tại trường học

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN