Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?

Giải đáp truyền kì mạn lục có nghĩa là gì? Thông tin về tác giả, tác phẩm truyền kì mạn lục

Trả Lời Nhanh

Truyền kì mạn lục có nghĩa là Ghi chép tản mạn những truyện lạ. Truyền kì mạn lục cũng là tên tác phẩm văn học của tác giả Nguyễn Dữ.

Truyền kì mạn lục là gì?

Truyền kì mạn lục là một từ tiếng Hán có nghĩa tiếng Việt là Ghi chép tản mạn những truyện lạ.

Truyền kì mạn lục là một tác phẩm văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán, cốt truyện có thể dựa vào truyện dân gian nhưng tác giả đã gia công sáng tác khá nhiều về tư tưởng, cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn... Đặc biệt là sự kết hợp giữa yếu tố hoang đường kìa ảo từng lưu truyền trong dân gian với những truyện thực trong xã hội với những cuộc đời, số phận của con người Viêt Nam trung đại.

Hoàn cảnh sáng tác

Theo lời Tựa của ông Liêm (người cùng thời) viết năm 1547, thì Nguyễn Dữ viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ông ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.

Trong Từ điển Văn học (bộ mới), nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân cho biết trong thế kỷ 16, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ trước; mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực... Muốn phản ánh thực tế phong phú, đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước... Cho nên Nguyễn Dư đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ 16...

Giới thiệu tác phẩm Truyền kì mạn lục

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn (văn xuôi), xen lẫn biền văn (văn có đối) và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Hầu hết các truyện xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc.

Lấy tên sách là Truyền kỳ mạn lục, hình như Nguyễn Dữ muốn thể hiện thái độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ. Tuy nhiên, cũng theo Bùi Duy Tân, căn cứ vào tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục... mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán.

Mở đầu tác phẩm là lời tựa của Hà Thiện Hán và Nguyễn Lập Phu Hai mươi truyện trong Truyền kỳ mạn lục bao gồm:

  1. "Câu chuyện ở đền Hạng vương" (Hạng vương từ ký)
  2. "Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu" (Khoái Châu nghĩa phụ truyện)
  3. "Chuyện cây gạo" (Mộc miên thụ truyện)
  4. "Chuyện gã trà đồng giáng sinh" (Trà đồng giáng đản lục)
  5. "Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây" (Tây viên kỳ ngộ ký)
  6. "Chuyện đối tụng ở Long cung" (Long đình đối tụng lục)
  7. "Chuyện nghiệp oan của Đào Thị" (Đào Thị nghiệp oan ký)
  8. "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" (Tản Viên từ phán sự lục)
  9. "Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên" (Từ Thức tiên hôn lục)
  10. "Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào" (Phạm Tử Hư du thiên tào lục)
  11. "Chuyện yêu quái ở Xương Giang" (Xương Giang yêu quái lục)
  12. "Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na" (Na sơn tiều đối lục 那山樵對錄)
  13. "Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều" (Đông Triều phế tự lục)
  14. "Chuyện nàng Thúy Tiêu" (Thúy Tiêu truyện)
  15. "Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang" (Đà Giang dạ ẩm ký)
  16. "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nam Xương nữ tử truyện 南昌女子傳)
  17. "Chuyện Lý tướng quân" (Lý tướng quân truyện)
  18. "Chuyện Lệ Nương" (Lệ Nương truyện)
  19. "Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa" (Kim Hoa thi thoại ký)
  20. "Chuyện tướng Dạ Xoa" (Dạ Xoa bộ soái lục)

Các câu hỏi về Truyền kì mạn lục

1. Truyền kì mạn lục chủ yếu gồm  những câu chuyện như thế nào?

Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật.

2. Truyền kì mạn lục sáng tác năm bao nhiêu?

Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán, Truyện kì mạn lục được viết năm 1547 trong thời gian ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.

3. Truyền kì mạn lục có nguồn gốc từ đâu?

Tác phẩm này được sáng tác bởi tác giả Nguyễn Dữ, trong thời gian ông ẩn dật và đã hoàn thành trước năm 1547.

4. Truyền kì mạn lục chủ yếu gồm những câu chuyện như thế nào?

Truyền kì mạn lục chủ yếu gồm những câu chuyện được ghi chép tản mạn có chứa yếu tố hoang đường,kì ảo. Nhân vật chính của các câu chuyện thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát sống cuộc sống yên bình , hạnh phúc, nhưng lại bị những thế lực tàn bạo và lễ giáo phong kiến nghiệt ngã đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, bi thương, bất hạnh vì oan khuất. Hoặc một kiểu nhân vật khác, những trí thức tâm huyết với cuộc đời nhưng bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi,sống ẩn dật để giữ được cốt cách thanh cao.

5. Giá trị nội dung và nghệ thuật của truyền kì mạn lục.

* Giá trị nội dung

Truyền kì mạn lục vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật.

* Giá trị nghệ thuật

Thành công của tác giả trong tác phẩm trước hết là ở sự sáng tạo trên cơ sở những cốt truyện có sẵn. Đa phần những câu chuyện trong tác phẩm đều có nguồn gốc từ dân gian hoặc trong sách vở của người xưa. Nguyễn Dữ đã sưu tầm, đồng thời bố sung, nhào nặn, chau chuốt, gọt giũa, biên những câu chuyện còn thô sơ, đơn giản trở thành những tác phẩm văn học tinh tế giàu ý nghĩa và có hiệu quả nghệ thuật cao. Nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật kết cấu, dẫn dắt tình huống kết hợp với cách xây dựng nhân vật là những thành công rõ nét nhất trong quá trình sáng tạo của nhà văn, đem lại cho những cốt truyện quen thuộc một sức sống và sự hấp dẫn mới.

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN