MỤC LỤC NỘI DUNG
- Trăng máu là gì?
- Tại sao lại có trăng máu?
- Trăng máu xuất hiện khi nào?
- Trăng máu có nguy hiếm không?
- Trăng máu có ý nghĩa gì? Trăng máu là điềm tốt hay xấu?
- Ý nghĩa của trăng máu ở Trung Quốc
- Ý nghĩa của trăng máu ở Nhật Bản
- Trăng máu ở Ấn Độ có ý nghĩa gì?
- Ý nghĩa của trăng máu trong Phật giáo
- Ý nghĩa của trăng máu trong Công giáo
- Sự thật một số truyền thuyết rùng rợn về trăng máu
- Truyền thuyết về ngày tận thế
- Truyền thuyết về những trường hợp phát điên liên quan đến trăng máu
Trăng máu là gì?
Theo lý giải của khoa học, trăng máu (hay còn được gọi với cái tên khác là trăng huyết, nguyệt huyết,…) là một hiện tượng thiên văn tự nhiên xảy ra khi mặt trăng di chuyển vào vùng bóng tối của Trái Đất khiến cho mặt trăng che mất ánh sáng từ mặt trời. Ánh sáng khúc xạ từ mặt trời xuyên qua tầng khí quyển của trái đất sẽ khiến cho mặt trăng đỏ rực như máu. Đó là lí do vì sao mặt trăng tối hơn bình thường và xuất hiện màu đỏ nhạt. Trăng máu là hiện tượng đặc biệt của nguyệt thực toàn phần.Tại sao lại có trăng máu?
Trăng máu là hiện tượng đặc biệt của nguyệt thực toàn phần. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng, khiến Mặt trăng đi vào vùng bóng tối nhất của Trái đất. Khi đó, ánh trăng sẽ bị mờ đi, ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất, ánh sáng này có màu đỏ hoặc cam sẫm, hiện tượng này được gọi là “trăng máu”. Trường hợp Mặt trăng ở gần Trái đất nhất trên quỹ đạo hình elip của nó thì thiên thể trông sẽ lớn hơn bình thường và được gọi là “Siêu trăng máu”.Nguyên nhân mà Mặt trăng có ánh sáng đỏ khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần là do ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt trời khúc xạ quanh Trái đất. Khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần, hành tinh của chúng ta hoạt động như một lăng kính, toàn bộ ánh sáng xanh có bước sóng ngắn bị lọc ra, chỉ có các ánh sáng đỏ/cam có thể đi tới Mặt Trăng, các sóng ánh sáng bị kéo dài ra và xuất hiện ở vùng đỏ hơn của quang phổ khi chạm đến Mặt trăng. Theo các nhà khoa học tại NASA, màu sắc của Mặt Trăng khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần bị ảnh hưởng khá lớn bởi "kính lọc" là bầu khí quyển và các nguồn sáng bất thường của Trái Đất, ví dụ núi lửa phun trào sẽ làm cho Mặt Trăng đỏ đậm hơn mức bình thường.
Trăng máu xuất hiện khi nào?
Trắng máu xuất hiện ở những lần nguyệt thực khi mặt trăng, mặt trời và trái đất thẳng hàng với nhau. Hiện tượng trăng máu rất hiếm gặp, theo như ghi chép thống kê của các nhà thiên văn học thì trăng máu mới xuất hiện 4 lần trong vòng 500 năm qua. Và mỗi lần trăng máu xuất hiện sẽ kèm theo những sự kiện lớn như chiến tranh hoặc thiên tai, dịch bệnh.Trăng máu có nguy hiểm không?
Lực hút của Mặt Trăng sẽ là cao nhất khi Mặt Trăng gần với Trái Đất nhất, điều này khiến cho thủy triều dâng cao hơn bình thường, tuy nhiên sự thay đổi này không ảnh hưởng đáng kể đối với cơ thể con người. Có thể nói ảnh hưởng của sự thay đổi khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất đối với con người trong ngày siêu trăng là rất nhỏ.Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặt trăng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng và sự thèm ăn của con người. Ở thời Hy Lạp và La Mã đã từng ghi nhận hiện tượng một vài người có thể "điên loạn", hành động lạ lùng như thể họ bị điên - theo nghĩa đen - dưới ảnh hưởng của mặt trăng.
Đối với chu kỳ sinh học của con người, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thời điểm trăng tròn đặc biệt là khi có nguyệt thực, liên quan chặt chẽ tới việc suy giảm melatonin - một hormone liên quan tới việc điều chỉnh chu kỳ ngủ và tỉnh giấc. Do đó vào những ngày xảy ra nguyệt thực, người ta thường khó ngủ hơn, làm tăng khả năng ức chế thần kinh. Dù vậy thì ảnh hưởng này cũng không lớn và không quá nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.
Trăng máu có ý nghĩa gì? Trăng máu là điềm tốt hay xấu?
Ý nghĩa của hiện tượng trăng máu theo như khoa học lí giải là một hiện tượng tự nhiên rất bình thường, tuy nhiên ở các tôn giáo và các nước khác nhau lại có những quan niệm khác nhau về ý nghĩa của trăng máu.Ý nghĩa của trăng máu ở Trung Quốc
Người Trung Quốc cho rằng khi hiện tượng trăng máu xảy ra tức là mặt trăng đã bị rồng hoặc gấu ăn mất, trong nhiều phim cổ trang Trung Quốc người ta gọi hiện tượng này là “Gấu ăn trăng”. Họ cũng cho rằng hình ảnh mặt trăng bị nhuộm màu đỏ là điềm xấu, báo hiệu có thể sẽ có dịch bệnh, nạn đói xảy ra trên khắp cả nước. Và để đuổi con quỷ dữ đói khát đã ăn mất Mặt trăng, người Trung Quốc cho rằng cần phải tạo ra thật nhiều tiếng động lớn khiến nó sợ hãi ví dụ như gõ trống và gào thét to hết mức có thể.Ý nghĩa của trăng máu ở Nhật Bản
Người Nhật Bản cho rằng hiện tượng trăng máu xảy ra là điềm báo sẽ có động đất xảy ra. Cũng có quan niệm cho rằng, ánh trăng khi đang xảy ra nguyệt thực nếu chiếu vào người có thể gây nhiễm độc, vì vậy họ đã xây dựng một số hầm trú ẩn nhằm mục đích tránh ánh sáng Mặt trăng.Trăng máu ở Ấn Độ có ý nghĩa gì?
Ở Ấn Độ, nguyệt thực được xem là điềm báo chiến tranh hay sự hủy diệt. Trong khi hiện tượng hiếm có này xảy ra, họ sẽ không ăn thức ăn được nấu chín, không đụng tới vật sắc nhọn để tránh tai họa có thể xảy đến với mình. Những người phụ nữ mang thai thì không được phép nhìn vào Mặt trăng hoặc thậm chí không được ra khỏi nhà khi nguyệt thực diễn ra bởi người dân Ấn Độ tin rằng, điều đó sẽ khiến đứa trẻ sinh ra bị dị tật.Ý nghĩa của trăng máu trong Phật giáo
Trong cuốn “Đại tạng chính kinh” ghi chép lại như sau: “Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát, thì báo hiệu tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược”. Tức là Phật giáo cho rằng khi có “Nhật nguyệt bạc thực” nghĩa là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần thì lúc đó cũng sẽ xuất hiện binh đao (chiến tranh) hoặc ôn dịch, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân.Ý nghĩa của trăng máu trong Công giáo
Theo cuốn sách Kinh Thánh “Khải huyền” tiết 12 chương 6 đã ghi chép lại: “Khi con chiên mở ấn thứ sáu, tôi thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra, mặt trời trở nên tối đen như một bao tải làm bằng lông đen, cả mặt trăng trở nên đỏ như máu”. Trong “Kinh Cựu Ước” tiết 1 chương 7 cũng nhắc đến hiện tượng này đó là: “Trước ngày tận thế là mặt trăng đỏ máu,…”.Sự thật một số truyền thuyết rùng rợn về trăng máu
Truyền thuyết về ngày tận thế
Trong cuốn sách '4 mặt trăng máu', mục sư John Hagee đến từ Texas, Mỹ cũng chính là tác giả của cuốn sách đã không ngần ngại cho rằng mặt trăng máu là lời cảnh báo từ bầu trời, bằng cách sử dụng Mặt trăng, Trái đất và Mặt trời để tạo ra các dấu hiệu cảnh báo về ngày tận thế.Nhiều truyền thuyết về thiên tai thảm khốc trong thời cổ đại được cho là có liên quan đến hiện tượng trăng máu như động đất, sóng thần hay mùa màng thất thu, dịch bệnh.
Truyền thuyết về những trường hợp phát điên liên quan đến trăng máu
Trong các truyền thuyết về trăng máu, có rất nhiều câu chuyện rùng rợn về việc người ta phát điên khi hiện tượng này xảy ra. Bởi vì quan niệm như vậy mà ở nước Anh vào thời Trung cổ, việc phòng chống tội phạm giết người thường gắn liền với hiện tượng trăng máu và trăng tròn. Cũng theo đó, các bệnh nhân tại Bệnh viện tâm thần London sẽ bị cùm chắc trong kỳ trăng tròn. Thầy thuốc vĩ đại Hippocrates thậm chí cũng tin rằng có sự liên hệ giữa trăng tròn với việc con người trở nên nguy hiểm, điên rồ.Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ivan Kelly, James Rotton và Roger Culver, không có mối liên hệ đáng kể giữa hiện tượng trăng máu với thiên tai hay tỷ lệ giết người.