- Tôn sư trọng đạo là gì?
- Tại sao phải tôn sư trọng đạo?
- Biểu hiện của tôn sư trọng đạo
- Biểu hiện trái với tôn sư trọng đạo là gì?
- Vai trò và ý nghĩa của tôn sư trọng đạo
- Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta
- Một số tấm gương tôn sư trọng đạo
- Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo
- Nghị luận về tôn sư trọng đạo
- Viết đoạn văn về tôn sư trọng đạo
Tôn sư trọng đạo là gì?
Từ xưa đến nay, tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống tốt đẹp và thiêng liêng của dân tộc ta, truyền thống này vẫn luôn được gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay. Theo đó, người giáo viên được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò học, noi theo. Vậy tôn sư trọng đạo là gì?"Tôn" là tôn trọng, kính trọng và đề cao, "sư" là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. "Tôn sư" là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là với những thầy, cô giáo đã dạy dỗ mình.
"Trọng" là coi trọng, tôn trọng, "đạo" là đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người. "Trọng đạo" là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.
"Tôn sư trọng đạo" được hiểu là thái độ tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người thầy giáo, cô giáo (đặc biệt là những người đã dạy dỗ mình) ở mọi lúc mọi nơi, coi trọng những điều thầy dạy từ lý thuyết đến đạo đức; coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy mình, không bao giờ được cãi lại hay làm thầy cô buồn.
Tại sao phải tôn sư trọng đạo?
Từ khi sinh ra đến khi khôn lớn thành người, ngoài bố mẹ, người thân thì thầy cô chính người cha, người mẹ thứ hai mang đến cho chúng ta những hiểu biết, kiến thức cần thiết trong cuộc sống và rèn luyện giáo dục ta nên người. Thầy cô không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà còn bồi đắp cho mỗi tâm hồn chúng ta thêm phong phú, tốt đẹp để mỗi người chúng ta phát triển hơn về năng lực, giàu có hơn về nhân cách, giúp ích cho xã hội. Nhờ công lao dạy dỗ, rèn luyện nghiêm cẩn và sự chỉ bảo tận tình của người thầy, học trò mới thành danh.Việc tôn trọng người thầy, người cô đã dạy mình không chỉ thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt, mà còn làm nổi bật phẩm chất của chính mình. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu của dân tộc, một đức tính quý giá mà chúng ta cần phát huy và giữ gìn. Sự tôn trọng đối với giáo viên và những người có kiến thức và đạo đức cao có thể thúc đẩy sự phát triển xã hội thông qua việc tạo ra những thế hệ có kiến thức và phẩm hạnh tốt. Tôn sư trọng đạo cũng góp phần tạo ra mối quan hệ đoàn kết và tôn trọng trong cộng đồng.
Biểu hiện của tôn sư trọng đạo
- Học sinh có thái độ và hành động làm vui lòng thầy cô, luôn kính mến thầy cô- Luôn nỗ lực hết mình, ghi nhớ những lời thầy cô dạy, cố gắng học tập và rèn luyện để đạt được kết quả cao để trở thành những công dân có ích cho xã hội.
- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam nhằm tôn vinh công lao dạy dỗ, bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng đối với các thầy giáo, cô giáo.
- Sự đề cao vai trò người thầy của xã hội:
+ Xã hội luôn có thái độ tôn kính và đề cao vai trò của người làm nghề giáo.
+ Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tính thần của giáo viên.
+ Nhà nước còn luôn có sự quan đặc biệt đối với các nhà giáo thông qua những chính sách như tăng ngân sách cho giáo dục, tăng lương và phụ cấp.
+ Tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình giảng dạy, học tập và rèn luyện.
Biểu hiện trái với tôn sư trọng đạo là gì?
Trái với tôn sư trọng đạo là những hành động thể hiện sự xem thường, không xem trọng đối với thầy cô giáo của mình.- Thể hiện thái độ vô lễ, không chào hỏi mỗi khi gặp thầy cô.
- Không học bài và làm bài mà thầy cô đưa ra.
- Không tuân thủ những quy định của thầy cô và nhà trường.
- Dùng những ngôn từ thô tục, xúc phạm thầy cô.
- Tham gia vào các tệ nạn xã hội, không biết nhận lỗi và điều chỉnh hành vi sai trái mà mình gây ra...
Vai trò và ý nghĩa của tôn sư trọng đạo
- Là truyền thống quý báu của dân tộc.+ Ông cha ta từ thời xa xưa vẫn thường dạy “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”, tức là một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy.
+ Vai trò, vị trí của người thầy luôn được tôn vinh trong ca dao, tục ngữ: “Không thầy đố mày nên”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”,...
+ Cho dù ở thời đại nào, “tôn sư trọng đạo” vẫn là truyền thống quý giá cần được giữ gìn và phát huy.
+ Ngày 20/11 hằng năm được chọn làm Ngày Nhà giáo Việt Nam, đây là dịp để học sinh bày tỏ tình cảm, tấm lòng của mình tới thầy cô.
+ Mỗi dịp lễ, Tết, học trò lại cùng nhau tới gửi những lời chúc, thăm hỏi sức khỏe thầy cô.
+ ...
+ “Tôn sư trọng đạo” mang ý nghĩa về sự nhân nghĩa, đạo lý làm người trong mỗi con người chúng ta, hãy biết cách tiếp thu lời thầy cô giáo, không ngừng nỗ lực, phấn đấu để hoàn thiện và phát triển bản thân.
+ Tôn sư trọng đạo giúp cho con người sống có nhân nghĩa và thủy chung.
Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta
Sinh thời, thủ tướng Phạm Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Từ xưa đến nay, “tôn sư trọng đạo” thể hiện bằng thái độ tôn quý người thầy vẫn là một trong những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong xã hội xưa, thầy giáo được coi là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò học, noi theo thầy mà trở thành người có đức, có nhân, có tài để đứng ra giúp nước. Người thầy là người được xã hội, nhân dân đặc biệt coi trọng và tôn vinh chỉ sau vua. Có nhiều câu tục ngữ, ca dao xưa mang ý nghĩa răn dạy con người về vai trò của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”, “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy”, “Trọng thầy mới được làm thầy”...Trong xã hội ngày nay, người thầy vẫn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong xã hội. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” vẫn còn nguyên giá trị về sự kính trọng người thầy, coi trọng sự học và những lời dạy của cha ông xưa đối với các thế hệ học trò vẫn không hề mai một. Mối quan hệ giữa thầy và trò không còn bị chi phối bởi những giáo lý nghiêm ngặt như trong xã hội xưa về mặt quy định lễ nghĩa vì thế, học trò có thể thể hiện sự kính trọng thầy cô bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, truyền thống “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã và đang bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố tiêu cực về nhiều phía (thầy, trò, xã hội).
Xuất phát từ vai trò quan trọng của giáo dục, Nhà nước ta xác định rất rõ ràng rằng giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của Việt Nam. Cùng với đó là rất nhiều chính sách phát triển với lĩnh vực giáo dục được đưa ra nhằm mang đến một thế hệ mới có tri thức cao, sánh vai với các cường quốc châu lục trên thế giới. Nhà nước còn lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày hội lớn toàn dân để tôn vinh các nhà giáo của Việt Nam.
Một số tấm gương tôn sư trọng đạo
- Năm 1957, Bác Hồ về thăm quê. Sau gần nửa thế kỷ xa quê hương đi làm cách mạng, Bác vẫn nhớ thầy giáo "khai tâm" của Bác là cụ Vương Thúc Mậu. Vừa về đến nhà, Bác đã hỏi thăm "Gia đình cụ cử giờ đây ra sao? Rồi Bác đi thăm nhà thầy học, thăm bạn thuở nhỏ, thăm quê nội, quê ngoại. (Theo Báo Tiền phong số 2639 xuất bản tháng 10/1978)- Trong một lần về thăm thầy Nguyễn Hữu Tảo - thầy giáo cũ của mình - đồng chí Trường Chinh, nguyên là Tổng Bí thư của Đảng, rất kính trọng thầy, nhắc lại công lao của thầy đã dạy bảo mình. Xúc động, cụ Tảo nói: "Thưa đồng chí, nếu trước kia tôi có vinh dự giúp đồng chí học đôi ba chữ, thì ngày nay đồng chí đã gấp mấy lần làm thầy học của tôi". Kính trọng thầy dạy mình, đồng chí Trường Chinh nói: "Thưa thầy, thầy đừng dạy thế! Tôi đâu dám vậy. Nếu không có những bài học về tấm lòng yêu nước, thương nòi mà thầy đã tha thiết và dũng cảm nhen lên trong lòng tôi thuở trước, thì làm sao tôi có được như ngày nay". (Theo Báo Tiền phong số 2639).
- Trong "Hồi ức về trường Quốc học", Võ Nguyên Giáp dành những dòng chữ rất kính trọng để viết về thầy Võ Liêm Sơn: "Thầy Võ Liêm Sơn dạy Quốc văn rất thương học sinh. Với giọng Hà Tĩnh vừa dí dỏm, vừa châm biếm, thầy giảng những áng văn tiến bộ chế diễu bọn quan trường. Đó là các bài "Sống chết mặc bay", "Đèn trời soi xét" và một số bài trong cuốn "Hài văn" do thầy soạn. Ít lâu sau cụ Võ bị bãi chức. Cụ Võ là người đầu tiên giới thiệu với tôi một quyển sách trình bày khái lược chủ nghĩa Mác, trong đó có nói đến quy luật khẳng định, phủ định, và phủ định của phủ định. Tôi nhớ mãi cái ví dụ điển hình về quả trứng và con gà con; con gà con đã phủ định cả sự tồn tại của quả trứng".
- Tố Hữu - nhà thơ lớn của dân tộc - là một chiến sĩ cách mạng và là nhà lãnh đạo đất nước trong nhiều năm với ý thức tôn sư trọng đạo thường nhắc lại những thầy giáo của mình khi anh học sinh Nguyễn Kim Thành (tên của Tố Hữu thời thanh niên) học ở trường Quốc Học Huế. Vào những ngày đầu sau khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi ở Huế, Tố Hữu - nguyên là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa thành phố Huế đã gặp lại thầy Nguyễn Lân của mình và mời thầy tham gia công tác văn hóa của cách mạng. Tố Hữu cũng nhớ và biết ơn thầy giáo Lê Xuân Phương ở Quốc Học không chỉ vì những bài giảng trên lớp mà còn vì thầy đã giúp đỡ các học sinh của thầy đi tham gia cách mạng.
Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo
1. Chữ thầy trong cõi người taDặm dài hoa nắng trời xa biển đầy.
2. Dạy con từ thửo tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho "cách vật trí tri"
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.
3. Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
4. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.
5. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong.
6. Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai
7. Mười năm rèn luyện sách đèn
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.
8. Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay.
9. Ơn thầy không bằng gốc bễ,
Nghĩa thầy gánh vác cuộc đời học sinh.
10. Ở đây gần bạn gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim.
...
Nghị luận về tôn sư trọng đạo
"Nghị luận tôn sư trọng đạo" không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Khi nào cuộc sống còn cần kiến thức, con người còn văn minh thì người thầy còn được tôn trọng. Mà chắc chắn rằng, con người không thể quay trở về với điểm xuất phát với cảnh sống ăn lông ở lỗ được. Vì thế, dù thời kì lịch sử nào, dù xã hội nào "Tôn sư trọng đạo" vẫn là truyền thống vô cùng tốt đẹp, và vô cùng cần thiết, cần được tiếp tục phát huy và gìn giữ. Đó là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.
Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình:
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.
Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.
"Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.