Thông sử là gì? Nội dung chính của thông sử

Trong bài viết này Doctailieu sẽ cùng các em tìm hiểu Thông sử là gì? Nội dung chính của thông sử?

Trả Lời Nhanh

Thông sử là hình thức trình bày lịch sử chung nhất, đề cập đến tất cả các lĩnh vực đời sống trong quá khứ như: chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật,... từ khởi nguyên đến ngày nay.

Thông sử là gì?

Thông sử là hình thức trình bày lịch sử chung nhất, đề cập đến tất cả các lĩnh vực đời sống trong quá khứ như: chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật,... từ khởi nguyên đến ngày nay.

Ví dụ về thông sử:

- Những cuốn thông sử như: Thế giới cho đến ngày hôm qua, Bộ thông sử Thế giới vạn năm,… trình bày về cách con người thích ứng để tồn tại và phát triển.

- Việt Nam có nhiều cuốn thông sử còn được lưu giữ đến ngày nay như: Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên), Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Quốc sử quán triều Nguyễn,…)

Nội dung chính của thông sử

Trình bày tổng hợp và toàn diện về lịch sử, thường chú trọng hơn vào các nhân vật, sự kiện và quá trình lịch sử được cho là quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ và có ý nghĩa nhất trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế và văn hoá,... của một địa phương, một quốc gia hoặc toàn thế giới.

Khi trình bày thông sử, nguyên tắc lịch đại kết hợp đồng đại được đề cao, nhưng tính chất lịch đại thường nổi bật hơn. Tức là, các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng nhất sẽ được lựa chọn và trình bày theo thời gian lịch sử từ trước đến sau, từ xưa đến nay.

Tại sao thông sử là hình thức trình bày lịch sử phổ biến nhất?

Do ưu điểm trình bày nhiều tri thức tổng quan, toàn diện, đầy đủ về quá trình lịch sử, nên thông sử thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam và các nước trên thế giới.

Một số cách trình bày lịch sử truyền thống

- Biên soạn những tác phẩm lịch sử bằng chữ viết:

+ Đây là hình thức trình bày lịch sử phổ biến nhất.

+ Các tác phẩm lịch sử bằng chữ viết, có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau, như: biên niên (ghi chép các sự kiện và quá trình lịch sử theo tuần tự thời gian); thực lục (ghi chép thực tế những gì diễn ra, chủ yếu là những việc làm, lời nói của vua và các quan); cương mục (ghi chép các sự kiện, quá trình lịch sử được phân chia theo các mạch nội dung); các công trình nghiên cứu khoa học…

+ Ví dụ: Đại Việt sử ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch sử chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư,...

- Trình bày lịch sử dưới dạng truyện kể:

+ Tái hiện lịch sử dưới dạng các câu truyện.

+ Ví dụ: các câu truyện về Bác Hồ; sự tích về Lý Ông Trọng; Thần thoại Hy Lạp…

- Trình bày lịch sử dưới dạng: lễ hội, phim, kịch, ca múa… Ví dụ:

+ Lễ hội Tịch điền; Lễ hội đền Hùng; Lễ hội đền Gióng…

+ Phim về đề tài lịch sử, như: Thái sư Trần thủ Độ (của đạo diễn Đào Duy Phúc); Phượng khấu (của đạo diễn: Huỳnh Tuấn Anh)…

+ Vở kịch: Bài ca giữ nước (của Tào Mạt).

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN