MỤC LỤC NỘI DUNG
- Tuyến nội tiết là gì?
- Hệ nội tiết gồm những tuyến nào? Có chức năng gì?
- So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
Tuyến nội tiết là gì?
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, tuyến nội tiết là tuyến đổ vào máu một chất hóa học gọi là nội tiết tố, chất này được máu đưa đến các mô, cơ quan và có tác dụng lên các mô, các cơ đó.Hệ thống nội tiết bao gồm một mạng lưới những tuyến có nhiệm vụ tiết ra các hoocmôn để tạo mối liên kết giữa các tế bào với nhau gọi chung là hệ nội tiết.
Hệ nội tiết gồm những tuyến nào? Có chức năng gì?
Mỗi tuyến nội tiết trong hệ nội tiết đều đóng một vai trò nhất định:- Tuyến yên: tiếp nhận thông tin do não bộ truyền tới để thông báo phân chia nhiệm vụ cho các tuyến khác; tạo ra hormone tăng trưởng, kích thích cơ thể người mẹ sản sinh sữa cho con bú; điều tiết nồng độ testosterone ở nam giới và estrogen ở nữ giới; điều hòa hoạt động của tuyến giáp, tuyến thượng thận,...
- Tuyến giáp: kiểm soát và điều chỉnh quá trình trao đổi chất.
- Tuyến thượng thận: tiết ra các loại hormone như corticosteroid và epinephrine tác động tới khả năng sinh lý, chức năng tình dục và sự trao đổi chất của cơ thể.
- Vùng dưới đồi: tiết các hormone giúp kiểm soát hoạt động của tuyến yên, cho biết tuyến yên khi nào sẽ giải phóng hormone.
- Tuyến tụy: sản sinh ra các enzim giúp phân rã thức ăn một cách hiệu quả, kiểm soát hormone glucagon và insulin trong máu và các tế bào đảm bảo ở mức ổn định. Tuyến tụy vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết.
- Tuyến cận giáp: 4 loại tuyến nhỏ nằm phía sau tuyến giáp giúp kiểm soát hàm lượng canxi và phốt pho tham gia vào việc củng cố sức khỏe cho xương, giúp hệ xương trở nên vững chắc.
- Buồng trứng ở nữ giới: là nơi sản xuất ra hormone progesterone và estrogen giúp ngực phát triển trong giai đoạn dậy thì, điều hòa kinh nguyệt và khả năng thụ thai.
- Tuyến tùng: tiết ra chất melatonin giúp dễ dàng đưa cơ thể đi vào giấc ngủ
- Tinh hoàn ở nam giới: tiết ra hormone testosterone tham gia vào quá trình hình thành lông trên cơ thể khi bước vào độ tuổi dậy thì, đồng thời testosterone còn kích thích dương vật phát triển lớn hơn và tạo ra tinh trùng giúp nam giới duy trì nòi giống.
- Tuyến ức: một tuyến ở ngực trên giúp phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể sớm. Sản phẩm của tuyến ức chính là tế bào lympho T hay còn được gọi là tế bào bạch cầu.
So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
Trong khi các tuyến nội tiết tiết ra các chất mà chúng sản xuất được trực tiếp vào máu, tuyến ngoại tiết là các tuyến tiết ra các chất trên bề mặt biểu mô thông qua ống dẫn như mồ hôi, nước bọt, tuyến vú, tuyến lông mi, tuyến nước mắt,... Vậy tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết có những đặc điểm gì giống và khác nhau?Giống nhau:
- Cả hai tuyến nội tiết và ngoại tiết đều có cùng một cơ chế là sản sinh ra các chất tiết.
- Đều tạo ra các sản phẩm tiết tham gia điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể như chuyển hóa vật chất và năng lượng, trao đổi chất,...
Khác nhau:
- Tuyến nội tiết:
+ Kích thước rất nhỏ
+ Lượng hormone tiết ít nhưng có hoạt tính mạnh
+ Sản phẩm tiết ra là hormone đi thẳng vào máu đến cơ quan đích.
+ Có chức năng đảm bảo tính ổn định môi trường trong của cơ thể (điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan).
- Tuyến ngoại tiết:+ Lượng hormone tiết ít nhưng có hoạt tính mạnh
+ Sản phẩm tiết ra là hormone đi thẳng vào máu đến cơ quan đích.
+ Có chức năng đảm bảo tính ổn định môi trường trong của cơ thể (điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan).
+ Kích thước lớn hơn
+ Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt tính không mạnh
+ Sản phẩm tiết ra là mồ hôi, chất nhờn,... tập trung vào ống dẫn đổ ra ngoài.
+ Có chức năng đảm bảo tính ổn đinh môi trường ngoài cơ thể (tiêu hóa thức ăn, thải bã, điều hòa thân nhiệt...).
+ Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt tính không mạnh
+ Sản phẩm tiết ra là mồ hôi, chất nhờn,... tập trung vào ống dẫn đổ ra ngoài.
+ Có chức năng đảm bảo tính ổn đinh môi trường ngoài cơ thể (tiêu hóa thức ăn, thải bã, điều hòa thân nhiệt...).