Nước nào nhỏ nhất thế giới ?

Nước nào nhỏ nhất thế giới? Cùng tìm hiểu xem đó là nước nào, có diện tích bao nhiêu và các thông tin về quốc gia đó.

Trả Lời Nhanh

Vatican là nước nhỏ nhất thế giới với diện tích chỉ 0,49 km 2 và dân số chỉ 810 người trên toàn lãnh thổ.

Trên thế giới có nhiều nước có diện tích rất nhỏ, dân số rất ít ỏi chỉ khoảng vài chục người. Nhưng những nước đó không được quốc tế công nhận. Nước nhỏ nhất thế giới được quốc tế công nhận chính là Vatican.

Vatican quốc gia nhỏ nhất thế giới có gì?

Vatican được quốc tế công nhận là quốc gia có diện tích nhất thế giới. Toàn bộ diện tích lãnh thổ của nước này này là khoảng 490 m2 nhỏ hơn 4 lần so với quốc gia nhỏ thứ 2 thế giới là Monaco.

Quốc gia này được thành lập năm 1929 theo Hiệp ước Latêranô[9] với tư cách là một thực thể mới, không phải là hậu thân của Lãnh địa Giáo hoàng (756–1870) vốn rộng lớn hơn. Vì được vị Giám mục Rôma (tức giáo hoàng) lãnh đạo nên Thành Vatican chính thức là một nền quân chủ thần quyền.[10] Các viên chức cao cấp nhất của nhà nước này đều là các giáo sĩ thuộc Giáo hội Công giáo Rôma xuất thân từ nhiều quốc gia khác nhau. (Theo Wikipedia.org)

Lịch sử hình thành quốc gia nhỏ nhất thế giới - Vatican

Trước khi Kitô giáo xuất hiện tại khu vực này, đây là phần đất hoang không có người sinh sống của Rome. Vùng đất ấy được thần thánh bảo vệ chu đáo hoặc ít nhất là nơi không thích hợp để sinh sống. Đây cũng đã là nơi trước kia thờ phượng nữ thần Phrygian Cybele và người chồng là Attis suốt thời gian của Đế quốc La Mã Cổ đại.

Vào năm 326, ngôi thánh đường đầu tiên, quảng trường Constantinian, được xây dựng trên mộ của thánh Peter. Từ khi xuất hiện thánh đường, bắt đầu có dân cư nhưng thưa thớt quanh quảng trường. Nơi ở của Giáo hoàng nằm gần quảng trường, được xây dựng ngay từ thế kỉ V trong suốt triều đại Giáo hoàng Symmachus (? - 19/6/514, triều đại: 498 - 514).

Các Giáo hoàng trong một vai trò không thuộc tôn giáo đã đến cầm quyền các khu vực lân cận, lập ra Nhà nước Giáo hoàng, có quyền lực trên phần lớn bán đảo Ý hơn một nghìn năm đến giữa thế kỷ 19, khi lãnh thổ của Nhà nước của Giáo hoàng bị tịch thu bởi sự thành lập của Vương quốc Ý. Trong thời gian ấy, Vatican, nhưng đúng hơn là điện Lateran, những thế kỉ gần đây là lâu đài chính phủ Ý không phải là nơi ở thường xuyên của Giáo hoàng, mà là tại Avignon, Pháp.

Vào năm 1870, tài sản của Giáo hoàng bị bỏ lại trong một trường hợp không rõ ràng khi Rome tự sáp nhập bởi Piedmontese sau sự kháng cự yếu ớt của lính Giáo hoàng. Giữa năm 1861 và 1929, uy tín của Giáo hoàng được đề cập trong quyển "Những câu hỏi về Giáo hội Công giáo Rôma". Giáo hoàng không bị làm phiền tại nơi ở của các Ngài, và được công nhận bởi sự bảo lãnh của pháp luật. Nhưng các Ngài không được vua Ý công nhận khi ra luật ở Rome, và họ từ chối cho phép vùng đất Vatican cho đến khi sự bất hòa của đôi bên được giải quyết vào năm 1929. Các nước khác tiếp tục duy trì sự công nhận quốc tế rằng Tòa Thánh là một thực thể tối cao. Ý không có ý định can thiệp vào Tòa Thánh trong thành Vatican. Tuy nhiên, họ đã tịch thu tài sản của Giáo hội ở nhiều nơi, đặc biệt bao gồm lâu đài chính phủ Ý, nơi ở chính thức trước kia của Giáo hoàng. Giáo hoàng Pius IX (13/3/1792 - 7/2/1878, triều đại: 1846 - 1878), quốc trưởng cuối cùng của Lãnh địa Giáo hoàng, đã nói rằng sau khi Rome sáp nhập, Ngài là "Người tù của Vatican".

Mốc quan trọng là vào ngày 11/2/1929 giữa Tòa Thánh và vương quốc Ý. Hiệp ước được ký kết giữa Benito Mussolini và Pietro Cardinal Gasparri thay mặt cho vua Victor Emanuel III và Giáo hoàng Pius XI (31/5/1857 - 10/2/1939, triều đại: 1922 - 1939) thay mặt cho Tòa Thánh. Hiệp ước Lateran và giáo ước (hiệp ước giữa Giáo hoàng và chính phủ một nước) đã thành lập Thành Quốc Vatican (nước Vatican), cùng với việc công nhận Công giáo có vai trò quan trọng tại Ý.

Năm 1984, một giáo ước mới giữa Tòa Thánh và Ý sửa đổi một số điều khoản của giáo ước trước đây, bao gồm vị thế của Công giáo như quốc giáo của Ý. (Theo Wikipedia)

Những thông tin chung về Vatican - quốc gia nhỏ nhất thế giới.

Quốc kì
Quốc kỳ của Vatican

Quốc huy
Quốc huy của Vatican
Bản đồ
Bản đồ của Vatican

Tính tới năm 2022, dân số của Vatican khoảng 810 người.

Quốc gia nhỏ nhất thế giới nằm trên ngọn đồi Vatican, ở phía tây bắc của Rome, vài trăm mét phía tây sông Tiber. Vatican có đường biên giới dài tổng cộng 3.2 km hay 2 dặm, tất cả đều tiếp giáp với nước Ý.

Thành quốc Vatican nằm gọn trong lòng thành phố Rome của Ý. Ranh giới của quốc gia này với Ý được bao bọc bởi các bức tường thành kín. Tuy nhiên Vatican sử dụng ngôn ngữ chính thức của mình vẫn là tiếng Ý.

Dù có diện tích nhỏ, quốc gia này vẫn có hiệu thuốc, bưu điện, hệ thống điện thoại và các phương tiện truyền thông riêng. Ngoài ra, đất nước này còn có con tem, hộ chiếu, biển số xe, quốc kỳ và quốc ca riêng.

Vatican được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1984. Mỗi công trình kiến trúc văn hóa nơi đây và Thư viện Vatican được coi như một kho tàng khổng lồ về lịch sử, khoa học và văn hóa cho toàn nhân loại.

Quan hệ của Việt Nam với Vatican

Vào năm 1975, Việt Nam đã cắt đứt quan hệ với quốc gia nhỏ nhất thế giới này.

Mối liên hệ của hai quốc gia mới được thiết lập lại ngày 27/7/2023. Một thông cáo chung cho biết, Vatican và Việt Nam đồng ý có một Đại diện Giáo hoàng thường trú tại Hà Nội. Việt Nam có gần bảy triệu người Công giáo trên lãnh thổ và là một trong những tôn giáo lớn của nước ta hiện nay.

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN