Nhà Lý được thành lập như thế nào?

Nhà Lý được thành lập như thế nào? Cùng tìm hiểu lịch sử thời nhà Lý về năm thành lập, tồn tại trong bao lâu, và tóm tắt sơ lược về thời Lý

Trả Lời Nhanh

Nhà Lý được thành lập năm 1009. Sau khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được quan lại trong triều tôn lên ngôi vua.

MỤC LỤC NỘI DUNG
  • Lịch sử hình thành Nhà Lý
  • Bộ máy chính quyền thời nhà Lý
  • Nhà Lý tồn tại trong bao nhiêu năm?
  • Pháp luật thời Lý
  • Kinh tế thời Lý
  • Giáo dục thời Lý
  • Văn hóa thời Lý
  • Quân đội thời Lý
  • Vì sao thời Lý được coi là thời kì thịnh vượng nhất nước ta?
  • Di tích còn lại của nhà Lý đến hiện nay

Lịch sử hình thành Nhà Lý

Lý Công Uẩn sống dưới thời Lê Hoàn, làm phò tá cho Thái tử Lê Long Việt. Năm 1005, Lê Hoàn mất, họ Lê cũ loạn lạc, con cháu tranh ngôi. Năm 1006, Lê Long Việt lên ngôi, niên hiệu là Lê Trung Tông. Nhưng ba ngày sau khi lên ngôi, ông bị em trai là Lê Long Đĩnh ám sát và cướp ngôi.

Lê Long Đĩnh lên ngôi nhưng ai cũng căm phẫn vì ông là một vị vua tàn ác. Lúc này, Lý Công Uẩn vẫn đang làm quan, được cử làm Tân hộ vệ Tiên quân để chỉ huy.

Cuối năm 1009, khi Lê Long Đĩnh mất, các quan lại trong triều tôn tướng Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý được thành lập.

Bộ máy chính quyền thời nhà Lý

Thể chế chính trị của nhà Lý được hoàn thiện trong các thế kỷ XI – XIII (từ 1010 – 1225) là một chế độ chính trị ổn định và thống nhất, trên có vua, dưới vua là hệ thống chính quyền nhà nước thống nhất từ trung ương tới địa phương. Điều hành hệ thống chính quyền nhà nước thống nhất của nhà Lý là đội ngũ quan chức đông đảo được tuyển chọn bằng nhiều hình thức khác nhau. Quá trình tuyển chọn được quản lý vô cùng gắt gao.

Bộ máy nhà Lý được chia thành 2 cấp, gồm có: cấp địa phương và cấp trung ương.

Bộ máy trung ương: Đứng đầu là Vua chuyên chế, quan trong triều đình được chia làm hai ngạch: quan văn và quan võ. Quan văn giữ trọng trách về hành pháp, đứng đầu là Thái Thư, quan võ nắm giữ tề binh, đứng đầu là Tể Tướng.

Bộ máy cấp địa phương: Chia cả nước thành 24 lộ và phủ (tại khu vực miền núi được gọi là châu). Dưới thời Lý, chính quyền địa phương bao gồm 3 cấp: “lộ – trại” (đứng đầu là Thông phán – Chủ trại); “phủ – châu” (Tri phủ – Tri châu) và hương, xã, sách. Nhìn chung dưới thời Lý, các cấp cơ sở chưa thực sự được quan tâm, đốc thúc.

Nhà Lý tồn tại trong bao nhiêu năm?

Khác với các triều đại trước chỉ tồn tại trong vài thập kỷ, nhà Lý đã cai trị trong hơn 200 năm, bắt đầu từ năm 1009 với vị vua đầu tiên là Lý Công Uẩn và kết thúc vào năm 1225 khi Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho chồng là Trần Cảnh.

Triều đại nhà Lý kéo dài trong 200 năm với 9 đời vua nối nhau trị vì, gồm:
  • Lý Công Uẩn – hiệu Lý Thái Tổ (974 – 1028), trị vì 19 năm (1009 – 1028)
  • Lý Phật Mã (tên khác: Lý Đức Chính) – hiệu Lý Thái Tông (1000 – 1054), trị vì 26 năm (10280- 1054)
  • Lý Nhật Tôn – hiệu Lý Thánh Tông (1023 – 1072), trị vì 18 năm (1054 – 1072)
  • Lý Càn Đức – hiệu Lý Nhân Tông (1066 – 1127), trị vì 55 năm (1072 – 1127)
  • Lý Dương Hoán – hiệu Lý Thần Tông (1116 – 1138), trị vì 11 năm (1127 – 11138)
  • Lý Thiện Tộ – hiệu Lý Anh Tông (1136 – 1175), trị vì 37 năm (1138 – 1175)
  • Lý Long Cán – hiệu Lý Cao Tông (1194 – 1126), trị vì 34 năm (1176 – 1210)
  • Lý Hạo Sảm – hiệu Lý Huệ Tông (1194 – 1226), trị vì 14 năm (1211 – 1225)
  • Lý Phật Kim (tên khác: Lý Thiên Hinh) – hiệu Lý Chiêu Hoàng (1218 – 1278), trị vì 1 năm (1224 – 1225)

Pháp luật thời Lý

Cơ quan chuyên trách pháp luật của nhà Lý là Bộ Hình và Thẩm hình viện. Đảm nhận chức vụ này thường là á tướng kiêm nhiệm. Trong một số trường hợp, vua đích thân xử án như vụ kiện năm 1065 được vua Lý Thánh Tông thân hành xét xử.

Khi có dịp lễ hội, cầu đảo hay thay đổi thời tiết hoặc vua mới lên ngôi… thường có lệnh chẩn tế hoặc tha tù.

Năm 1077, Lý Nhân Tông tổ chức thi lại viên để tuyển chọn quan lại với 3 môn: thư (viết chữ), toán và hình luật.

Thời Lý Anh Tông, triều đình đặt ra hòm bằng đồng để tiếp nhận thư kêu oan của dân.

Năm 1042, Lý Thái Tông sai trung thư san định luật lệ, chấn chỉnh cho thích ứng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản thành sách Hình thư của một triều đại.

Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận việc này: từ khi sách làm xong, Lý Thái Tông xuống chiếu ban hành, nhân dân lấy làm tiện.
Theo Lê Quý Đôn trong Nghệ văn chí của sách Đại Việt thông sử, Hình thư gồm có 3 quyển, đã bị thất truyền

Kinh tế thời Lý

1. Nông nghiệp

Chú trọng thủy lợi.

Ban hành lệnh cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo nông nghiệp

⇒ Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.

2. Thủ công nghiệp

- Những nghề thủ công truyền thống như chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làmgốm,..rất phát triển

- Những nghề thủ công mới như làm đồ trang sức, làm giấy, nghề in bảngỗ, đúc đồng, nhuộm vải được mở rộng.

- Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công Đại Việt xây dựng như: tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định),...

3. Thương nghiệp

- Buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng.

- Hệ thống chợ được xây dựng.

- Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều thuyền buôn của cácnước đến trao đổi, buôn bán.

Giáo dục thời Lý

- Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống.

- Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng nhà Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám.

Hình ảnh sưu tầm: Văn Miếu thời Lý

- Nhà Lý đã coi trọng đạo Nho hơn trước, vì Nho giáo là học thuyết giải quyết được các mối quan hệ cơ bản (vua – tôi, cha – con, chồng - vợ, bằng hữu...) để thống nhất và quản lý xã hội.

- Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075 thời vua Lý Nhân Tông để tuyển chọn quan lại. Việc mở khoa thi Nho giáo đầu tiên đánh dấu mốc về việc nhà Lý chính thức tuyển người theo Nho giáo làm quan bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức Phật giáo trước đó.

- Sử sách ghi chép 9 khoa dưới triều Lý, trong đó có các khoa thi không ghi đầy đủ tên người đỗ. Các khoa thi không đều đặn theo định kỳ và cáckỳ thi cũng chưa có cách thức nhất định.

⇒ Nhà Lý đã quan tâm đến giáo dục, khoa cử, song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi. 
(Nguồn: studocu.com)

Văn hóa thời Lý

- Phật giáo về cơ bản là tôn giáo có ảnh hưởng nhiều nhất, ngoài ra Nhogiáo và Đạo giáo cũng có tác động đến đời sống chính trị xã hội.

- Các vua Lý chú trọng xây dựng chùa chiền, đúc chuông, tô tượng, cử sứ sang Trung Quốc xin nhà Tống kinh Phật, biến các chùa thành nơi cầu đảo, làm lễ tạ ơn khi chiến thắng quân xâm lược, lễ đại xá…

- Các chùa lớn và nổi tiếng là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam), chùa Diên Hựu.

- Nho giáo thời Lý nhìn chung phát triển nhưng chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ như các triều đại sau. Đạo giáo cũng có ảnh hưởng nhất định, thể hiện trong chế độ thi cử, yêu cầu các thí sinh hiểu biết cả ba tôn giáo Phật, Đạo và Nho mới có thể đỗ. Việc thi cử bằng tam giáo phản ánh tam giáo đồng nguyên  vào thời Lý; trong đó Nho giáo là hệ tư tưởng dùng để quản lý xã hội, Phật giáo là quốc giáo, còn Đạo giáo có ảnh hưởng nhất định trong các tầng lớp dân cư.

Quân đội thời Lý

Nhà Lý đã tập trung củng cố, xây dựng và phát triển nhà nước quân chủ trung ương tập quyền về mọi mặt, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang để sẵn sàng đối phó với nguy cơ bị xâm lược từ phương Bắc.

Quân đội nhà Lý được chuyển thuộc tự nhiên từ quân đội nhà Tiền Lê sang, về cơ bản, tổ chức biên chế không có sự thay đổi lớn. Lực lượng vũ trang của nhà Lý được tổ chức theo nguyên tắc Thân quân với lực lượng thường trực chuyên nghiệp và Sương quân với lực lượng bán chuyên nghiệp.

Vì sao thời Lý được coi là thời kì thịnh vượng nhất nước ta?

Sự thịnh vượng của một triều đại chính là sự phong phú cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân. Dưới triều Lý, đời sống xã hội vô cùng phát triển, biểu hiện là:

* Công thương nghiệp phát triển và bắt đầu có những tuyến giao thương từ nội địa đến lân bang.

Thời Lý, các tuyến giao thương nội địa được thiết lập và vận hành cả trên đường bộ và đường thủy. Nhà Lý cũng thiết lập buôn bán với Trung Hoa qua đường sông, Java qua đường biển và Xiêm La qua đường bộ. Cửa biển Vân Đồn (Quảng Ninh) là trung tâm giao thương lớn nhất cả nước.

* Các phường nghệ thuật đã đạt tới trình độ cao trong việc chế tác trên vật liệu

Hai nghệ thuật gốm và nghệ thuật điêu khắc đã đạt đến mức tinh hoa khi xem xét các bằng chứng khảo cổ.

Trước đó, năm 982 Lê Đại Hành (tiền Lê) đã mở ra cuộc nam chinh, tiến đánh đất nước Chăm-pa, chiếm được kinh đô Indrapura và giết vua Parameshvaravarman. Ông đã đưa về Đại Việt rất nhiều vũ công, nhạc sư, thợ thủ công Chăm-pa, nhờ đó những nghề này được phát triển.

Đến thời Lý thì đã được đến mức hoàn thiện. Nhiều mẫu vật khai thác ở hoàng thành Thăng Long xưa thể hiện rõ điều này, như họa tiết trên các bức tượng Phật. Các nghệ nhân đã biết thổi tinh thần Viêt vào trong các nét khắc tinh tế của người Chăm-pa.

* Đời sống triết học, tâm linh phong phú

Trên cơ sở của một nền kinh tế được chấn hưng, đời sống văn hóa và nền giáo dục quốc dân mới có cở sở phát triển.

Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu, mở khoa thi, và cho mở Quốc Tử Giám - trường học đầu tiền, nơi đào tạo nhân tài cho đất nước.

Di tích còn lại của nhà Lý đến hiện nay

Các công trình kiến trúc nổi tiếng của triều đại nhà Lý còn đến hiện nay phải kể tới:
  • Văn miếu Quốc Tử Giám
  • Hoàng thành Thăng Long
  • Khu di tích Đền Đô và khu lăng mộ các vị Vua triều Lý

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN