Ngày môi trường thế giới là ngày nào?

Hàng năm, tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đều tổ chức lễ kỉ niệm ngày Môi trường Thế giới. Vậy ngày môi trường thế giới là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động hưởng ứng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Trả Lời Nhanh

Ngày môi trường thế giới là ngày 5 tháng 6 hàng năm. Tổ chức lần đầu tiên vào ngày 5/6/1972 tại Stockholm của Thụy Điển.

Ngày Môi trường Thế giới là ngày nào?

Ngày Môi trường Thế giới (World Environment Day – viết tắt: WED) là ngày 5 tháng 6 hàng năm do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định chọn từ năm 1972 và giao cho Chương trình Môi trường (UNEP) tổ chức kỷ niệm sự kiện này.

Ngày Môi trường Thế giới hàng năm trở nên ý nghĩa và quan trọng đối với môi trường trên toàn thế giới. Vào ngày này, nhiều hoạt động bảo vệ môi trường được đẩy mạnh thực hiện, tuyên truyền.

Ngày Môi trường Thế giới là ngày 5 tháng 6 hàng năm

Lịch sử ngày Môi trường Thế giới

Ngày Môi trường Thế giới được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 5/6/1972 tại Stockholm của Thụy Điển. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (United Nations Environment Programme) đã chính thức công bố sự kiện trọng đại này và được hơn 150 quốc gia trên thế giới hưởng ứng từ năm 1972 đến nay.

Lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức ở nhiều quốc gia khác nhau vào mỗi năm. Cách hoạt động hưởng ứng thường được tổ chức trong tuần lễ quanh ngày 5 tháng 6 hàng năm.

Tới năm 1982, Việt Nam đã chính thức tham gia và hưởng ứng rất tích cực. Đây là một hoạt động lớn và ý nghĩa giúp người dân Việt Nam chung sức bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xanh - sạch - đẹp.

Ý nghĩa ngày Môi trường Thế giới

Ngày Môi trường Thế giới có ý nghĩa cực kỳ lớn đối với môi trường sống của con người trên toàn thế giới. Đây chính là sự kiện giúp cả thế giới cùng nhau khơi lại nguồn cảm hứng, thúc đẩy tư tưởng và hướng về môi trường sống, cùng nhau chung tay thực hiện các hoạt động thiết thực để bảo vệ môi trường.

Mỗi năm sẽ có mỗi thông điệp chính thức khác nhau về ngày Môi trường Thế giới do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc quyết định và được thông tin đến các quốc gia và người dân trên toàn thế giới. Thông điệp ấy sẽ bao gồm định hướng về các vấn đề môi trường và bảo vệ không gian xanh được đưa ra để tất cả các quốc gia đều đồng lòng ký kết thực hiện.

Quan trọng hơn hết, đây chính là ngày quan trọng có thể truyền tải thông điệp ý nghĩa về môi trường tới các em nhỏ - những thế hệ làm chủ Trái Đất của tương lai. Để từ đó, các em sẽ có thể hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và cùng nhau chung tay, góp sức bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.

Chủ đề ngày Môi trường Thế giới qua các năm

Năm 2010: Nhiều loài - Một hành tinh - Tương lai chúng ta

Năm 2011: Rừng: Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên

Năm 2012: Kinh tế Xanh: Có vai trò của bạn

Năm 2013: Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm

Năm 2014: Hãy hành động để ngăn nước biển dâng

Năm 2015: Bảy tỷ giấc mơ. Một hành tinh. Tiêu dùng cẩn thận

Năm 2016: Tiếng gọi thiên nhiên và hành động của chúng ta

Năm 2017: Kết nối con người với thiên nhiên - trong thành phố và trên đất liền, từ các cực đến xích đạo

Năm 2018: Đánh bại ô nhiễm nhựa

Năm 2019: Ô nhiễm không khí

Năm 2020: Hành động vì thiên nhiên

Năm 2021: Phục hồi Hệ sinh thái

Năm 2022: Chỉ một Trái Đất

Năm 2023: Giải pháp cho ô nhiễm từ rác thải nhựa

Hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới

1. Tại các quốc gia trên thế giới

Với hơn 150 quốc gia hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới, các hoạt động hưởng ứng dành cho dịp này được diễn ra rất nhiều dưới nhiều dạng hình thức và quy mô khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến vài hoạt động nổi bật như: Trồng cây, đạp xe diễu hành vì môi trường, dọn vệ sinh môi trường, hòa nhạc xanh, thi viết, thi vẽ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, chiến dịch dọn rác thải, chiến dịch trồng cây xanh, tái chế rác thải, ý tưởng về thi thiết kế thời trang... (Theo baodaknong.vn)

2. Hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới tại Việt Nam

Để hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Việt Nam đã tổ chức thực hiện các hoạt động như: treo băng rôn, áp phích, pano để tuyên truyền, tổ chức nhiều buổi mít tinh hưởng ứng, các buổi ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom xử lý chất thải; tiến hành thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại cơ quan đơn vị và khu dân cư và có cả việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, nhiệm vụ, đề án, dự án về bảo vệ môi trường…

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN