Khủng hoảng khí hậu là gì? Nguyên nhân, hậu quả và thực trạng biến đổi khí hậu

Khủng hoảng khí hậu là gì? Nguyên nhân, hậu quả và thực trạng khủng hoảng khí hậu hiện nay ra sao? Chúng ta cần làm gì để ứng phó với khủng hoảng khí hậu

Trả Lời Nhanh

Khủng hoảng khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất.

Khủng hoảng khí hậu là gì?

Khủng hoảng khí hậu hay biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai.

Khủng hoảng khí hậu là mối đe dọa lớn của việc nóng lên toàn cầu đối với trái đất và nhân loại và nó làm giảm biến đổi khí hậu tích cực. Đặc điểm thời tiết ở một khu vực nhất định không còn diễn ra như thời gian trước và khó dự đoán hơn trước rất nhiều

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những tác động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên biến đổi khí hậu. Theo đó, Khí thải nhà kính sinh ra do nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy và thải ra không khí. Các hoạt động sản xuất thịt, sữa,... xi măng, và một số các ngành công nghiệp khác thải ra một lượng khí thải rất lớn mà không được kiểm soát chặt chẽ.

Con người đang chạy theo cuộc đua kinh tế công nghiệp và không ngừng xây dựng hệ thống nhà máy ở mọi nơi. Lượng khí thải ngày càng tăng cao kèm theo nạn phá rừng trầm trọng. Khiến lượng CO2 trong không khí tăng và không được giải quyết.

Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này.

Hậu quả của biến đổi khí hậu

Tình trạng nhiệt độ nóng lên theo thời gian làm thay đổi đặc điểm thời tiết và phá vỡ sự cân bằng vốn có của tự nhiên. Tình trạng này có thể mang đến nhiều nguy cơ cho con người cũng như các sinh vật sống trên Trái Đất.

- Tăng nhiệt độ trung bình: Nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nhiệt độ tiếp tục tăng sẽ dẫn đến những thay đổi đáng kể về khí hậu, chẳng hạn như lũ lụt, hạn hán, bão, và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác.

- Mực nước biển dâng: Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng, và các khối băng khác tan chảy. Điều này khiến mực nước biển dâng lên, đe dọa các khu vực ven biển và các hòn đảo nhỏ.

- Bão lụt ngày càng tăng về số lượng và mức độ thiệt hại: Biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi lượng mưa theo hướng tăng hoặc giảm ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Điều này có thể dẫn đến hạn hán, lũ lụt, và các vấn đề về an ninh lương thực.

- Thay đổi các hệ sinh thái: Biến đổi khí hậu có thể làm suy giảm các hệ sinh thái, chẳng hạn như rừng, rạn san hô, và các khu vực đầm lầy. Điều này có thể dẫn đến mất đa dạng sinh học và các vấn đề về an ninh lương thực.

- Gia tăng các bệnh truyền nhiễm: Biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi môi trường sống của các loài sinh vật truyền bệnh, khiến chúng có cơ hội lây lan bệnh cho con người.

- Tác động đến kinh tế: Gây thiệt hại cơ sở hạ tầng, gián đoạn kinh doanh và giảm sản lượng. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thiếu lương thực và giá lương thực tăng cao. Gây ra di cư, gây căng thẳng kinh tế và xã hội ở các quốc gia tiếp nhận người di cư.

- Gây nên xung đột chiến tranh: tranh chấp về tài nguyên, dẫn đến xung đột giữa các quốc gia hoặc các nhóm người khác nhau. Khiến các quốc gia dễ bị tổn thương hơn, dễ bị xung đột hơn.

Thực trạng biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay

Trên thế giới

Trong những năm qua, nồng độ khí nhà kính trong khí quyển tiếp tục tăng cao, khiến Trái Đất hiện nay ấm hơn khoảng 1.1°C so với thời kỳ cuối thế kỷ 19. Thập kỷ 2011-2020 chứng kiến nền nhiệt Trái Đất đạt mức cao kỷ lục trong lịch sử.

Những hậu quả mà biến đổi khí hậu gây ra cho hành tinh đang ngày càng trở nên rõ rệt, trong số đó nổi bật là tình trạng hạn hán dữ dội, khan hiếm nước, cháy rừng nghiêm trọng, nước biển dâng, lũ lụt, băng tan ở vùng cực, các cơn bão thảm khốc và suy giảm đa dạng sinh học…

Ở Việt Nam

*Biến đổi các yếu tố khí hậu

- Nhiệt độ: Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ hiện tại cao hơn từ 0,5 - 1,0°C so với nhiệt độ trung bình của các năm trước.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm cả nước có xu thế tăng nhẹ. Trong đó, tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông và mùa xuân, giảm vào các tháng mùa thu. Trong giai đoạn 2016 - 2020, diễn biến mưa một số nơi không phù hợp với quy luật nhiều năm.

*Biến đổi của mực nước biển

Là quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km, nước biển dâng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với Việt Nam.

Tính trung bình, mực nước tại các trạm hải văn của Việt Nam có xu hướng tăng rõ rệt với mức tăng khoảng 2,45 mm/năm.

*Các hiện tượng thời tiết cực đoan

Trước đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra có quy luật theo mùa; tuy nhiên, trong những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện quanh năm, kể cả trong những tháng được xem là hiếm có hiện tượng thời tiết cực đoan.

Theo đánh giá về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan giai đoạn 1997 - 2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn (Eckstein và cộng sự, 2018).

Biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu là gì?

1. Hạn chế sử dụng các nguyên liệu từ hóa thạch

Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, chẳng hạn như than đá, dầu mỏ, và khí đốt, là một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Khi hạn chế sử dụng các nguyên liệu này, chúng ta sẽ góp phần giảm lượng khí nhà kính thải ra môi trường, từ đó làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu.

2. Sử dụng năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch, không thải ra khí nhà kính. Chúng ta có thể sử dụng năng lượng tái tạo cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, và vận tải.

3. Tiết kiệm năng lượng

Chúng ta có thể tiết kiệm năng lượng bằng cách tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng thiết bị điện tiết kiệm năng lượng, và sử dụng ánh sáng tự nhiên thay cho ánh sáng nhân tạo.

4. Bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái

Rừng là lá phổi xanh của Trái đất, giúp hấp thụ khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính. Chúng ta có thể bảo vệ và phát triển rừng bằng cách:

- Trồng cây xanh ở nhà, nơi làm việc, và các khu vực công cộng.

- Hạn chế khai thác rừng.

- Trồng rừng ngập mặn để bảo vệ bờ biển.

5. Cải tạo và nâng cấp hạ tầng xử lý khí thải từ các khu công nghiệp lớn nhỏ toàn cầu

Việc nâng cấp hệ thống xử lí khí thải giúp hạn chế những chất thải nhà kính được thải ra môi trường từ đó giảm tác động đến biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, việc tái chế sản phẩm, đồ dùng vừa giúp tiết kiệm vừa hạn chế việc xả các đồ gây hại ra môi trường.

6. Thúc đẩy hợp tác quốc tế

Giải quyết biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu, cần có sự chung tay của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chúng ta cần thúc đẩy hợp tác quốc tế để xây dựng các giải pháp toàn diện và hiệu quả.

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN