Hành vi nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo

Giải đáp câu hỏi: Hành vi nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo ? Giải thích chi tiết về tôn sư trọng đạo

Trả Lời Nhanh

Hành vi: Ra đường và gặp thầy cô giáo cũ Hạnh đứng nghiêm chào cô là hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo.

MỤC LỤC NỘI DUNG
  • Câu hỏi
  • Giải thích
  • Tôn sư trọng đạo là gì?
  • Tại sao phải tôn sư trọng đạo?
  • Biểu hiện của tôn sư trọng đạo
  • Tấm gương tôn sư trọng đạo

Câu hỏi

Hành vi nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo 

A. Ra đường và gặp thầy cô giáo cũ Hạnh đứng nghiêm chào cô 

B. Khi phát bài kiểm tra bị điểm thấp nên An đã xé ngay và bỏ vào sọt rác 

C. Khi gặp cô giáo cũ Hoa đã làm lơ và đi luôn 

D. An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo

Đáp án đúng là A.

Hành vi: Ra đường và gặp thầy cô giáo cũ Hạnh đứng nghiêm chào cô là hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo.

Giải thích

Tôn sư trọng đạo là gì?

"Tôn sư" trong đó "tôn" là tôn trọng, kính trọng và đề cao; "sư" là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. Vậy tôn sư là người học trò phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập vào trong cuộc sống. Tuy nhiên, tôn sư" không đồng nghĩa với là thầy luôn luôn đúng, vì điều đó còn tùy thuộc vào sức khỏe, trạng thái tâm lý của thầy giáo, sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh mà đã tác động đến hoạt động giáo dục. 

"Trọng đạo" trong đó "trọng" là coi trọng, tôn trọng, đạo là đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người. Vậy trọng đạo là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội. Ngoài ra, trọng đạo cũng có nghĩa là trọng chân lý, xét trong tình huống giáo dục cụ thể chân lý là của cùng một chủ thể thầy dạy đưa ra, nhưng cũng có khi là chân lý được học trò đúc kết, tích lũy trong hoạt động sống nói chung. Vì thế, trong giáo dục, học trò vẫn có thể tranh luận với thầy, phản biện lại thầy về kiến thức chân lý mà vẫn giữ nguyên đạo lý và sự tôn sư.

Như thế, sự "tôn sư" đi liền với "trọng đạo" không tách rời nhau mà luôn ở trong cùng một khái niệm. Ngày nay, "tôn sư trọng đạo" vẫn mang ý nghĩa tôn vinh người thầy và nghề dạy học, nhưng giáo dục ngày nay cơ bản đã khác xưa, mối quan hệ thầy trò cũng cũng phải vận động sao cho phù hợp với thời cuộc". Tuy nhiên, cho dù là sự vận động như thế nào đi chăng nữa thì vai trò của người thầy cũng không thể thay thế được.

Tại sao phải tôn sư trọng đạo?

Tôn sư trọng đạo quan trọng bởi vì

- Bảo tồn kiến thức và truyền thống

Nó giúp duy trì và chuyển đồi kiến thức và truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác, đảm bảo rằng kiến thức và giá trị đạo đức không bị mất đi.

- Khuyến khích học hỏi

Tôn sư trọng đạo khuyến khích sự học hỏi và sự phát triển cá nhân thông qua việc tìm kiếm sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm và kiến thức.

- Xây dựng mối quan hệ tôn trọng

Nó tạo ra mối quan hệ tôn trọng và lòng biết ơn giữa học trò và người thầy, thúc đẩy sự đoàn kết trong cộng đồng.

- Làm nền tảng cho sự phát triển xã hội

Sự tôn trọng đối với giáo viên và những người có kiến thức và đạo đức cao có thể thúc đẩy sự phát triển xã hội thông qua việc tạo ra những thế hệ có kiến thức và phẩm hạnh tốt.

Biểu hiện của tôn sư trọng đạo

Tôn sư trọng đạo được biểu hiện như sau:

- Tôn trọng, biết ơn những người làm nghề giáo ở mọi lúc, mọi nơi 

- Tôn trọng những điều thầy, cô đã dạy 

- Coi trọng và làm theo những đạo lý mà thầy, cô dạy cho mình 

- Có tình cảm, thái độ tôn kính thầy, cô giáo 

- Tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học để xứng đáng với công ơn dạy dỗ của thầy, cô giáo.

Tấm gương tôn sư trọng đạo

Ở Việt Nam và trên thế giới đều có nhiều tấm gương sáng trong việc thể hiện Tôn sư trọng đạo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chủ tịch nói: "Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh".

Bác nói thầy giáo "là người vẻ vang nhất", "là những anh hùng vô danh" - nhưng đó phải là "người thầy giáo tốt".

Cố Tổng bí thư Trường Chinh

Trong một lần về thăm thầy Nguyễn Hữu Tảo - thầy giáo cũ của mình - đồng chí Trường Chinh, nguyên là Tổng Bí thư của Đảng, rất kính trọng thầy, nhắc lại công lao của thầy đã dạy bảo mình. Xúc động, cụ Tảo nói: "Thưa đồng chí, nếu trước kia tôi có vinh dự giúp đồng chí học đôi ba chữ, thì ngày nay đồng chí đã gấp mấy lần làm thầy học của tôi".

Kính trọng thầy dạy mình, đồng chí Trường Chinh nói:

- "Thưa thầy, thầy đừng dạy thế! Tôi đâu dám vậy. Nếu không có những bài học về tấm lòng yêu nước, thương nòi mà thầy đã tha thiết và dũng cảm nhen lên trong lòng tôi thuở trước, thì làm sao tôi có được như ngày nay". (Báo Tiền phong số 2639).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trong "Hồi ức về trường Quốc học", Võ Nguyên Giáp dành những dòng chữ rất kính trọng để viết về thầy Võ Liêm Sơn: "Thầy Võ Liêm Sơn dạy Quốc văn rất thương học sinh. Với giọng Hà Tĩnh vừa dí dỏm, vừa châm biếm, thầy giảng những áng văn tiến bộ chế diễu bọn quan trường. Đó là các bài "Sống chết mặc bay",  "Đèn trời soi xét" và một số bài trong cuốn "Hài văn" do thầy soạn.

Ít lâu sau cụ Võ bị bãi chức. Cụ Võ là người đầu tiên giới thiệu với tôi một quyển sách trình bày khái lược chủ nghĩa Mác, trong đó có nói đến quy luật khẳng định, phủ định, và phủ định của phủ định. Tôi nhớ mãi cái ví dụ điển hình về quả trứng và con gà con; con gà con đã phủ định cả sự tồn tại của quả trứng".

Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân

Năm 1988, khi được phong danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân", giáo sư Nguyễn Lân đã nghĩ ngay đến thầy cũ của mình: Thầy Dương Quảng Hàm. Và giáo sư Nguyễn Lân đã viết mấy câu thơ để tưởng nhớ thầy cũ:

"Trường Bưởi: Noi gương cụ giáo Hàm,
Một nhà học giả thực phi phàm.
Làu thông Âu, Á - say nghiên cứu
Ham dạy Sử, Văn, lợi chẳng ham".

Còn rất nhiều tấm gương về Tôn sư trọng đạo nữa vẫn đang diễn ra hàng ngày, từ những điều vô cùng đơn giản, nhỏ bé đáng cho chúng ta học hỏi. 

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN