- Độ phì nhiêu của đất là gì?
- Đặc điểm độ phì nhiêu của đất
- Yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất
- Cách đo độ phì nhiêu của đất
- Nguyên nhân suy giảm độ phì nhiêu của đất là gì?
- Ảnh hưởng của suy giảm độ phì nhiêu đất như thế nào?
- Cách làm tăng độ phì nhiêu của đất
Độ phì nhiêu của đất là gì?
Độ phì nhiêu của đất là chỉ số cho biết mức độ mà đất có thể cung cấp oxy, nước và nhiều loại chất dinh dưỡng khác cần thiết để cây trồng phát triển mà không chứa các chất có hại cho cây.
Để đánh giá độ phì nhiêu của đất cần dựa trên các yếu tố:
- Độ xốp của đất.
- Tỉ lệ chất hữu cơ trong đất.
- Không tồn đọng các kim loại nặng, chất độc, mầm bệnh và các chất không thể phân hủy.
- Khả năng trao đổi ion.
- Mật độ vi sinh vật.
- Các nguyên tố dinh dưỡng: nguyên tố vi lượng, nguyên tố trung lượng và đa lượng.
Độ phì nhiêu của đất có tác động lớn đến sức khỏe và năng suất cây trồng. Nếu đất có độ phì nhiêu cao sẽ giúp cho cây trồng lớn nhanh và cho ra nông sản chất lượng cao. Nếu đất có độ phì nhiêu thấp sẽ khiến cho cây trồng không hấp thu đủ chất dinh dưỡng, độ ẩm, từ đó khiến cây chậm phát triển và cho năng suất kém.
Đặc điểm độ phì nhiêu của đất
Độ phì nhiêu của đất có những đặc điểm sau:
- Độ phì nhiêu tự nhiên của mỗi loại đất khác nhau sẽ khác nhau.
- Đất có độ phì nhiêu cao sẽ có hàm lượng chất hữu cơ và giàu mùn.
- Độ phì nhiêu của đất sẽ được hình thành thông qua quá trình rất dài và chậm.
- Sử dụng thêm phân bón ở hàm lượng phù hợp sẽ giúp tối ưu hiệu quả dinh dưỡng của đất phì nhiêu.
Dựa vào những đặc điểm độ phiêu của đất, ta có thể xác định được đất có độ phì nhiêu cao. Đặc điểm của đất có độ phì nhiêu cao bao gồm:
- Đất có khả năng tự duy trì độ ẩm đủ để cung cấp cho cây trồng.
- Đất có độ thoáng tốt, cung cấp đủ oxy để cây phát triển.
- Đất có độ phì tự nhiên, cây trồng vẫn có thể đạt năng suất tốt mà không cần phụ thuộc vào phân bón. Đất có độ phì nhiêu cao là đất mà dù có tăng thêm lượng phân bón, năng suất của cây trồng vẫn không cao hơn.
- Đất có khả năng thích nghi với nhu cầu của cây trồng, tự điều chỉnh và cân bằng theo đặc điểm của cây trồng.
Yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất
Theo như định nghĩa, chúng ta có thể xác định độ phì nhiêu của đất dựa trên các thành phần dưới đây:
- Phản ứng của đất: Là quá trình các quá trình cân bằng hóa học diễn ra trong lòng đất.
- Hàm lượng dinh dưỡng trong đất: Trong đất cần chứa các chất dinh dưỡng đa dạng với hàm lượng có thể đáp ứng được nhu cầu khác nhau của các loài thực vật.
- Khả năng giữ chất dinh dưỡng: Đất có độ phì nhiêu cao sẽ có khả năng hòa tan chất dinh dưỡng trong phân bón và giữ lại. Trong khi đó, đất bị thoái hóa sẽ dễ bị rửa trôi chất dinh dưỡng.
- Cấu trúc của đất: Đất có độ phì nhiêu cao sẽ có các lớp sa cấu và sự sắp xếp hạt hợp lý để có độ rỗng nhất định. Chính độ rỗng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy và nước cho rễ cây.
- Độ sâu tầng đất thực: Độ sâu cần thiết của tầng đất thực trong sử dụng canh tác là 1m. Cần đảm bảo trong độ sâu này không có chứa lớp đất nào bị nén chặt.
- Mật độ vi sinh vật trong đất: Tham gia vào các quá trình chuyển hóa quan trọng để tăng độ phì nhiêu cho đất, vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong đất. Với một mật độ vi sinh vật hợp lý, cây sẽ có có môi trường được cung cấp dinh dưỡng hợp lý.
- Các chất ức chế cây phát triển: Bên cạnh chất dinh dưỡng, trong đất vẫn luôn tồn tại các chất có hại, ức chế quá trình phát triển của cây. Các chất đó bao gồm muối mặn, phèn, kim loại, các chất liệu không phân hủy, v.v… Đây là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến độ phì nhiêu của đất là gì và đạt mức độ nào.
Cách đo độ phì nhiêu của đất
Độ pH là thước đo độ axit, bazơ của đất, có ảnh hưởng lớn tới tính chất và chất lượng của đất. Mỗi loại cây trồng sẽ có độ pH lý tưởng để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Độ pH từ 5,5 - 7,5 là phạm vi tối ưu đối với hầu hết các cây trồng. Trong đó, cây lúa có độ pH phù hợp để phát triển tốt là từ 5,5 - 6,5. Để đánh giá độ pH của đất, bạn có thể dùng máy đo độ pH.
Nguyên nhân suy giảm độ phì nhiêu của đất là gì?
Các nguyên nhân cụ thể dẫn đến suy giảm độ phì nhiêu của đất bao gồm:
- Canh tác nhiều, lâu năm: Đất cung cấp chất dinh dưỡng, khoáng chất cho cây cối trồng trên nó nhưng không thể tái tạo kịp dẫn đến hao hụt. Ngoài ra còn có các loại rác thải như: bao nilon, thuốc trừ sâu,… tạo nên sự ô nhiễm đất và giết chết các vi sinh vật tồn tại trong đất.
- Đất chịu sự xói mòn: Mưa bão, lũ lụt, thiên tại,… khiến đất bị rửa trôi đi các chất dinh dưỡng tồn tại trong đó và giảm độ phì nhiêu của đất.
- Bón quá nhiều phân: Bản chất của phân là các chất hóa học sử dụng để hỗ trợ cho cây cối phát triển. Tuy nhiên, cây thường không hấp thu hết các chất hóa học này và để chúng ngấm vào đất làm giảm sự thông thoáng và màu mỡ của đất.
Ảnh hưởng của suy giảm độ phì nhiêu đất như thế nào?
Tài chính: việc suy giảm độ phì nhiêu của đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của người sở hữu mảnh đất. Bởi vì để khôi phục lại độ màu mỡ, phì nhiêu của đất sẽ tốn một khoản tiền lớn.
Đất bị thoái hóa: đất bị thoái hóa chia làm 3 loại: nhẹ, trung bình và nặng. Đối với 2 loại nhẹ và trung bình có thể khôi phục lại đất canh tác được. Tuy nhiên đối với loại thoái hóa nặng sẽ rất khó hoặc không thể khôi phục mảnh đất và người sở hữu có khả năng sẽ mất đi mảnh đất bị thoái hóa nặng.
Cây trồng bị ảnh hưởng: các loại cây trồng trên mảnh đất bị suy giảm độ phì nhiêu sẽ chịu tác động trực tiếp đến nông phẩm. Các mặt bị tác động bao gồm: chất lượng, số lượng, tỉ lệ sinh tồn,….
Cách làm tăng độ phì nhiêu của đất
1. Sử dụng phân bón hợp lý
Phân bón có tác động rất lớn đến tính chất của đất trồng. Do đó, quý khách nên hạn chế sử dụng phân hóa học vì sản phẩm này có thể làm thoái hóa đất. Thay vào đó, quý khách nên sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh để cải tạo đất. Đây là những loại phân được khuyên dùng để làm tăng độ phì nhiêu của đất.
2. Trồng cây luân canh, xen canh hợp lý
Để hạn chế xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất, quý khách có thể trồng các loại cây ven vùng đất canh tác. Trong đó, các cây họ đậu giúp cải tạo độ phì nhiêu cho đất hiệu quả, cung cấp thêm chất hữu cơ cho cây trồng.
3. Cày, xới phù hợp
Sau mỗi mùa vụ, quý khách nên cày, xới đất. Điều này giúp đất thông thoáng, các chất dinh dưỡng ở sâu bên dưới mà rễ cây chưa hấp thụ được sẽ sử dụng cho mùa vụ tiếp theo. Quý khách nên bón lót phân hữu cơ để cung cấp lượng dinh dưỡng cho đất đã bị cây lấy đi.
4. Nguồn nước tưới đảm bảo
Nguồn nước tưới đảm bảo không bị nhiễm các chất độc hại. Hệ thống kênh, mương dùng làm nước tưới đảm bảo sạch sẽ. Quý khách cần kiểm tra khu vực xung quanh để xác định độ an toàn của nguồn nước trước khi sử dụng với mục đích cải tạo đất và chăm sóc cây.
5. Ứng dụng công nghệ thông minh để bón phân và phun thuốc
Sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp với thiết bị công nghệ cao là bước ngoặt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Rải phân bón, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), sạ giống, gieo hạt bằng máy bay nông nghiệp P-Globalcheck (máy bay không người lái) là giải pháp tối ưu, được áp dụng rộng dãi.