Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu? Đặc điểm của các đới khí hậu ở châu Á

Châu Á có lãnh thổ kéo dài từ cực bắc đến vùng xích đạo đã tạo nên sự đa dạng về khí hậu. Vậy từ Bắc xuống Nam châu Á có bao nhiêu đới khí hậu, đặc điểm của các đới khí hậu đó như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Trả Lời Nhanh

Châu Á có 5 đới khí hậu. Bao gồm: Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu Xích đạo.

Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?

Châu Á có lãnh thổ kéo dài từ cực bắc đến vùng xích đạo đã tạo nên sự đa dạng về khí hậu. Theo đó, Châu Á có 5 đới khí hậu: Đới khí hậu cực và cận cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu cận nhiệt, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu Xích đạo.
Lược đồ các đới khí hậu châu Á
Lược đồ các đới khí hậu châu Á

Tính từ vùng cực Bắc xuống tới xích đạo, mỗi đới khí hậu được phân chia theo từng vùng, cụ thể:
  • Đới khí hậu cực và cận cực: vùng này nằm ở cùng cực Bắc đến vùng cực
  • Đới khí hậu ôn đới: Gồm kiểu khí hậu ôn đới gió mùa, ôn đới hải dương và ôn đới lục đại. Nằm trong khoảng từ 40 độ đến vòng cực Bắc.
  • Đới khí hậu cận nhiệt: Gồm các kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt lục địa và cận nhiệt núi cao được trải dài từ chí tuyến Bắc cho đến 40 độ Bắc.
  • Đới khí hậu nhiệt đới: Gồm các kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và nhiệt đới khô trải dài từ chí tuyến Bắc đến 40 độ Bắc.
  • Đới khí hậu xích đạo: Mang đặc trưng của khí hậu vùng xích đạo nóng ẩm.

Đặc điểm các đới khí hậu châu Á

Mỗi đới khí hậu Châu Á có đặc điểm đặc trưng cho từng vùng khí hậu, cụ thể:

1. Đới khí hậu cực và cận cực

- Đới khí hậu cực và cận cực có khí hậu vô cùng khắc nghiệt.

- Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy mặt trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da.

- Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C; mùa hạ thật sự chỉ kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít vượt quá 10°C.

- Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ).

2. Đới khí hậu ôn đới

- Mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết nơi đây không ổn định mà thay đổi một cách thất thường.

- Đới khí hậu ôn đới có lượng nhiệt trung bình thấp

- Các mùa trong năm được thể hiện một cách rõ ràng

- Gió tây ôn đới thường xuyên thổi trong khu vực này.

- Lượng mưa trung bình trong năm dao động từ 500mm đến 1000mm.

3. Đới khí hậu cận nhiệt

- Trải dài từ chí tuyến Bắc đến 40° Bắc.

- Cận nhiệt là đới khí hậu mang trong mình độ ẩm cao, mùa hè nóng, mùa đông lạnh và hanh khô hơn.

- Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông dưới 20℃.

4. Đới khí hậu nhiệt đới

- Nhiệt độ quanh năm cao (trung bình trên 20°C) và trong năm có một thời kỳ khô hạn (từ 3 đến 9 tháng), càng gần chí tuyến, thời kỳ khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn.

- Đới khí hậu nhiệt đới có mùa hạ rất nóng và khô, mùa đông hơi se lạnh và khô hanh.

- Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.

5. Đới khí hậu xích đạo

+ Nhiệt độ cao trong suốt cả năm (nhiệt độ trung bình hàng năm luôn luôn cao hơn 25°C khi đo ở độ cao ngang mực nước biển) và gần như ổn định quanh năm (biên độ dao động nhiệt độ thấp hơn 2°C).

+ Là vùng có mưa nhiều với lượng mưa trung bình năm tương đương 2000 – 4000mm.

Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới?

Khí hậu châu Á được chia thành nhiều đới khí hậu vì lãnh thổ châu Á vô cùng rộng lớn, trải dài từ vùng cực bắc đến tận vùng xích đạo, vì thế mà lượng bức xạ mặt trời phân bố xuống không đồng đều từ vùng cực tới xích đạo. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nhiệt độ và khí hậu thay đổi từ Bắc xuống Nam.

Bên cạnh đó, châu Á là châu lục bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi và sơn nguyên đồ sộ, ngăn cản quá trình xâm nhập của biển vào sâu trong đất liền nên làm cho khí hậu châu Á trở nên đa dạng.

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng thời nằm ở rìa đông nam của châu Á lục địa và giáp với biển Đông. Vì thế Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.

Tuy Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới nhưng lại có nắng chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao, khí hậu nước ta được xem là tương đối lý tưởng so với một số khu vực khác ở cùng vĩ độ như Bắc Phi, bởi vì nước ta nằm tiếp giáp với biển Đông – nguồn dự trữ nhiệt và ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển được cung cấp thêm một lượng lớn hơi ẩm, đi vào nước ta mang mưa và độ ẩm lớn. Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hoà hơn.
Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

Vì khí hậu được chia thành nhiều đới mà châu Á có sự đa dạng về cảnh quan và sinh vật được phân hóa theo đới khí hậu. Tham khảo bài viết Châu Á có bao nhiêu đới cảnh quan? để hiểu thêm về sự đang dạng cảnh quan, sinh vật của châu Á.

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN