Câu hỏi 1
- Bộ xương có chức năng gì?
- Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân.
Đáp Án Câu hỏi 1 bài 7 trang 25 sgk Sinh 8
- Bộ xương là phần cứng của cơ thể tạo thành bộ khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định, đồng thời làm chỗ bám của cơ, vì vậy cơ thể vận động được. XưcTng còn bảo vệ cho các cơ quan mềm, nằm sâu trong cơ thể khỏi bị tổn thương (như não, tuỷ sống, tim, phổi).
- Bộ xương người có cấu trúc và sự sắp xếp giống như ử dộng vật, đặc biệt là lớp thú. Xương có dặc tính rắn chắc. Vì vậy, tạo nên bộ khung làm chỗ bám của cơ và bào vệ các bộ phận quan trọng trong cơ thể như não trong hộp sọ, tuỷ sống trong cột sống và tim phổi trong lồng ngực. Sọ và cột sống là trục cơ thể.
* Những điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân:
Điểm giống nhau: Xương gồm 2 thành phần chính là cốt giao (chất hữu CƯ) và muối khoáng kết hợp với nhau, giúp cho xương vừa có tính dàn hổi và vừa có tính cứng rắn.
Mỗi xương dều gồm các thành phần cấu tạo và tính chất sau:
- Màng xương: bao bọc bên ngoài xương và gồm 2 lớp:
+ Lớp ngoài: bên chắc để cơ và dây chàng bám vào.
+ Lớp trong: lớp tế bào sinh xương, giúp xương lớn lên về chiều ngang khi xương còn non và hàn gắn lại khi xương bị gãy.
- Mô xương: nằm bên trong màng xương và có 2 loại:
+ Mô xương cứng: Mô xương cứng có ở phần thân của xương dài, có ờ phần giữa lớp màng xương và mô xương xốp của xương ngắn và xương dẹt. không có các ô trống chứa tuỷ dỏ bên trong nên rất cứng.
+ Mô xương xốp: Mô xương xốp có ừ 2 dầu cùa xương dài và ở phần trong cùng của xương r.gắn và xương dẹt, có các nan xương xếp theo chiều chịu lực và tạo ra nhiều ô trống chứa tuỷ đỏ.
- Sụn: Thường bọc các diện khớp của xương. Có khi là lớp sụn tăng trưởng nằm xen giữa mô xương, giúp .xương lớn lên về chiều dài khi xương còn non. Ở các xương dài của người chưa trưởng thành, lớp sụn tăng trưởng nằm ở ranh giới giữa đầu xương và thân xương. Điểm khác nhau:
+ Về kích thước.
+ Về cấu tạo khác nhau của đai vai và dài hỏng.
+ Về sự sắp xếp và đặc diêm hình thái của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân. Cụ thể:
+ Xương chi trên: gắn với cột sống nhờ xương đai vai. Đai vai gồm 2 xương đòn và 2 xương bả. Xương cổ tay, bàn tay và xương cổ chân có xương gót phát triển về phía sau làm cho diện tích bàn chân đế lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng.
+ Xương chi dưới gắn với cột sống nhờ xương đai hông. Do tư thế dứng thảng và lao đông mà đai vai và đai hông phàn hoá khác nhau. Đai hông gồm 3 xương đôi là xương chậu, xương háng và xương ngôi gắn với xương cùng cụt và gắn với nhau tạo nên khung chậu vững chắc. Xương bàn chân hình vòm làm cho bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đất nhỏ hơn diện tích bàn chân đế, giúp cho việc đi lại dễ dàng hơn.
Sự khác nhau đó là kết quả của sự phân hoá tay và chân trong quá trình tiến hóa, thích nghi với tư thế đứng thẳng lao động.
Câu hỏi 2
Quan sát hình 7-4, trả lời câu hỏi:
- Dựa vào cấu tạo khớp dầu gối hãy mô tả một khớp động.
- Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
- Nêu đặc điểm của khớp bất động.
Đáp Án Câu hỏi 2 bài 7 trang 25 sgk Sinh 8
- Khớp dộng: là phần tiếp giáp giữa 2 xương là sụn và bao hoạt dịch (chứa dịch khớp), khớp động có thể cử động dễ dàng.
- Sự khác nhau giữa khớp động và khớp bán động:
* Khớp động:
- Là phần tiếp giáp giữa 2 xương là sụn và bao hoạt dịch (chứa dịch khớp).
- Khớp động là khớp cừ động dề dàng nhờ hai dầu xương có sụn đầu khớp nằm trong một bao chứa dịch khớp.
* Khớp bán động
- Là phần tiếp giáp giữa 2 xương là màng, dây chằng và đĩa đệm.
- Khớp bán động giúp xương tạo thành khoang bảo vệ (khoang ngực). Ngoài ra, còn có vai trò quan trọng đối với việc giúp cơ thể
*Khớp bất động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương đã hoá xương là hình răng cưa khít với nhau nên không cử động được. Khớp bất động giúp xương tạo thành hộp, thành khối để bảo vệ nội quan (hộp sọ não bảo vệ não) hoặc nâng đỡ (xương chậu).
» Xem tiếp Bài 1 trang 27 sgk Sinh 8
----------------------------------------------------------
» Truy cập doctailieu.com để cập nhật đầy đủ đáp án các bài tập trong Chương 2. Vận động - sgk Sinh 8 hoặc hướng dẫn soạn Sinh học lớp 8 khác.