Câu hỏi bài 6 trang 41 sgk Sử 8

Xuất bản: 22/12/2018

Giải câu hỏi bài 6 trang 41 sgk Lịch Sử 8. Các nước Pháp, Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và sự hình thành các tổ chức độc quyền.

Câu hỏi 1

Các tổ chức độc quyền ở Pháp ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào?

Đáp Án Câu hỏi 1 bài 6 trang 41 sgk Sử 8

Về kinh tế: Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi. Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô... Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp xuất khẩu tư bản, chủ yếu cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi suất rất cao, nên Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi".

» Ôn tập Câu hỏi bài 6 trang 40 sgk Sử 8

Câu hỏi 2

Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?

Đáp Án Câu hỏi 2 bài 6 trang 41 sgk Sử 8

Chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì phần lớn tư bản được đầu tư cho các nước chậm phát triển vay với lãi suất cao.

Câu hỏi 3

Các công ti độc quyền ở Đức ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào?

Đáp Án Câu hỏi 3 bài 6 trang 41 sgk Sử 8

Về kinh tế: Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh. Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, đứng hàng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.

Câu hỏi 4

Nêu đặc điểm của đế quốc Đức và giải thích.

Đáp Án Câu hỏi 4 bài 6 trang 41 sgk Sử 8

- Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến".

- Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến: để cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

» Xem tiếp Câu hỏi bài 6 trang 43 sgk Sử 8

----------------------------------------------------------

Để xem toàn bộ tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và đáp án bài tập Chương 2: Các nước Âu - Mĩ cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 - sgk Sử 8 cùng hướng dẫn giải các dạng bài tập Lịch Sử lớp 8 khác mời các em truy cập doctailieu.com

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM