Câu hỏi bài 52 trang 167 sgk Sinh 8

Xuất bản: 05/12/2018

Trả lời câu hỏi bài 52 trang 167 sgk Sinh học 8. Quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện.

Câu hỏi 1

Dựa vào hình 52-3A và B kết hợp với hiểu biết của em về quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để thành lập một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn

» Ôn tập Câu hỏi bài 52 trang 166 sgk Sinh 8

Đáp Án Câu hỏi 1 bài 52 trang 167 sgk Sinh 8

Ví dụ 1: Cho cá ăn

Vỗ tay mỗi khi thả mồi cho cá ăn, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi chỉ nhẹ vỗ tay nhưng không thả mồi cá vẫn nổi lên là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện.

Ví dụ 2: Phản xạ tiết nước bọt khi có ánh đèn

Khi bật đèn sáng thì trung khu thị giác hưng phấn (vùng thị giác ở thùy chẩm) làm chó quay đầu về phía ánh sáng (phản xạ không điều kiện)

Khi chó ăn thì trung khu điều khiển sự tiết nước bọt ở trụ não bị hưng phấn làm nước bọt tiết ra (phản xạ không điều kiện) đồng thời trung khu ăn uống ở vỏ não cũng bị hưng phấn.

Bật đèn chi cho chó ăn thì trung khu thị giác và trung khu ăn uống đều hưng phấn và có sự khuếch tán các hưng phấn đó trong não tạo đường liên hệ tạm thời giữa trung khu thị giác và trung khu ăn uống.

Nếu kết hợp bật đèn (trước vài giây) mới cho chó ăn, sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta thành lập được phản xạ có điều kiện ở chó là chỉ bật đèn (không cho ăn) chó vẫn tiết nước bọt.

Câu hỏi 2

Dựa vào sự phân tích các ví dụ nêu ở mục I và những hiểu biết qua ví dụ trình bày ở mục II, hãy hoàn thành bảng 52-2, so sánh tính chất của 2 loại phản xạ sau đây:

Đáp Án Câu hỏi 2 bài 52 trang 167 sgk Sinh 8

Tính chất của phản xạ không điều kiệnTính chất của phản xạ có điều kiện
1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.1. Trả lời kích thích bất kỳ hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần).
2. Bẩm sinh.2. Được hình thành trong đời sống (qua học tập, rèn luyện).
3. Bền vững.3. Dễ mất khi không củng cố.
4. Có tính chất di truyền4. Có tính chất cá thể, không di truyền.
5. Số lượng hạn chế5. Số lượng không hạn định
6. Cung phản xạ đơn giản6. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ.
7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ đại não.

»

Xem tiếp Bài 1 trang 168 sgk Sinh 8

----------------------------------------------------------

» Xem thêm các tính chất đặc trung của tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện cùng toàn bộ đáp án các bài tập Chương 9: Thần kinh và giác quan - sgk Sinh 8 hoặc hướng dẫn soạn Sinh học lớp 8 khác tại doctailieu.com

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM