Câu hỏi bài 1 trang 3 SGK Địa 7

Xuất bản: 19/10/2018 - Cập nhật: 27/04/2023 - Tác giả:

Giải câu hỏi bài 1 trang 3 SGK Địa lí 7. Tập quan sát tháp tuổi, biểu đồ gia tăng dân số tự nhiên và nhận xét

Câu hỏi 1

Quan sát hai tháp tuổi ở hình 1.1, cho biết:

+    Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái?

+    Hình dạng của hai tháp tuổi khác nhau như thế nào? Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao?

Câu hỏi bài 1 trang 3 SGK Địa 7 | Giải bài tập SGK Địa lí lớp 7

Đáp Án Câu hỏi 1 bài 1 trang 3 SGK Địa 7

-    Số bé trai (bên trái) và bé gái (bên phải) của tháp thứ nhất đều khoảng 5,5 triệu. Ở tháp tuổi thứ hai, có khoảng 4,5 triệu bé trai và gần 5 triệu bé gái.

-    Sự khác nhau về hình dạng của hai tháp tuổi:

+ tháp tuổi thứ nhất có đáy tháp rộng, thân tháp thon dần.

+ tháp tuổi thứ hai có đáy tháp thu hẹp lại, thân tháp phình to ra.

-    Tháp tuổi có hình dạng thân rộng, đáy hẹp như tháp tuổi thứ hai có số người trong độ tuổi lao động (màu xanh biển) nhiều hơn tháp tuổi có hình dáng đáy rộng, thân hẹp như tháp tuổi thứ nhất.

Câu hỏi 2

Quan sát hình 1.2, nhận xét về tình hình tăng dân số thế giời từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thể kỉ XX.

Câu hỏi bài 1 trang 3 SGK Địa 7 | Giải bài tập SGK Địa lí lớp 7

Đáp Án Câu hỏi 2 bài 1 trang 3 SGK Địa 7

Dân số thể giới bắt đầu tăng nhanh từ năm 1804 (1 tỉ người) và tăng vọt từ năm 1960 đến 1990 (lúc đường biểu diễn dốc đứng). Biểu hiện sự gia tăng dân số thế giới nhanh là thời gian dân số tăng lên 1 tỉ người và tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn lại.

Câu hỏi 3

Quan sát , so sánh hai biểu đồ về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các nước phát triển và các nước đang phát triển từ năm 1800 đến năm 2000, cho biết: Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 2000, nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn? Tại sao?

Câu hỏi bài 1 trang 3 SGK Địa 7 | Giải bài tập SGK Địa lí lớp 7

Đáp Án Câu hỏi 3 bài 1 trang 3 SGK Địa 7

-    Trong giai đoạn từ năm 1950 dến năm 2000 , nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn.

-    Nguyên nhân: nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ sinh rất cao, tỉ lệ tử thấp dần, nên có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các nước phát triển.

Ví dụ: Năm 1980 , ở nhóm nước đang phát triển tỉ lệ sinh khoảng 31/1000 , tỉ lệ tử khoảng 12/1000 , tỉ lệ gia tăng khoảng 1,9%; trong khi đó , ở nhóm nước phát triển, tỉ lệ sinh khoảng 17/1000, tỉ lệ tử khoảng 9/1000 , tỉ lệ gia tăng khoảng 0,8%.

» Xem tiếp Bài 1 trang 6 SGK Địa 7

----------------------------------------------------------

» Truy cập doctailieu.com để cập nhật đầy đủ đáp án các bài tập trong Phần một: Thành phần nhân văn của môi trường - sgk Địa 7 hoặc hướng dẫn giải các dạng bài tập Địa lí lớp 7 khác.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM