Bạn muốn giải bài 66 trang 34 SGK Toán 7 tập 1 không nên bỏ qua bài viết này. Với những hướng dẫn chi tiết, không chỉ tham khảo cách làm hoặc đáp án mà bài viết này còn giúp bạn nắm vững lại các kiến thức Toán 7 chương 1 phần đại số để tự tin giải tốt các bài tập khác.
Đề bài 66 trang 34 SGK Toán 7 tập 1
Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn rồi viết chúng dưới dạng đó
\(\dfrac{1}{6}; \dfrac{-5}{11}; \dfrac{4}{9}; \dfrac{-7}{18}\)
» Bài tập trước: Bài 65 trang 34 SGK Toán 7 tập 1
Giải bài 66 trang 34 SGK Toán 7 tập 1
Hướng dẫn cách làm
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác \(2\) và \(5\) thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tốc khác \(2\) và \(5\) thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Đáp án chi tiết
Dưới đây là các cách giải bài 66 trang 34 SGK Toán 7 tập 1 để các bạn tham khảo và so sánh bài làm của mình:
Các phân số đã cho có mẫu dương và các mẫu đó lần lượt là \( 6=2.3;\; 11=11;\; 9=3^2;\; 18 = 2.3^{2}\)
Do đó \(6;11;9;18\) đều có chứa ước nguyên tố khác \(2\) và \(5\) nên các phân số được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Ta được:
\(\dfrac{1}{6} = 0,1(6) ; \dfrac{-5}{11}= -0, (45);\)
\(\dfrac{4}{9} = 0,(4) ;\) \( \dfrac{-7}{18} = -0,3(8)\)
» Bài tiếp theo: Bài 67 trang 34 SGK Toán 7 tập 1
Trên đây là hướng dẫn cách làm và đáp án bài 66 trang 34 Toán đại số 7 tập 1. Các em cũng có thể tham khảo thêm các bài tập tại chuyên mục giải Toán 7 của doctailieu.com.