Giải bài tập 37 trang 123 sgk Toán 7 tập 1 - Hình học

Xuất bản: 09/07/2018 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn giải và đáp án bài 37 trang 123 sách giáo khoa Toán lớp 7 tập 1, phần Hình học.

Mục lục nội dung

Câu hỏi:

Trên mỗi hình 101,102,103 có tam giác nào bằng nhau? Vì sao?


Đáp Án

Tính các góc còn lại trên mỗi hình trên ta được:

Áp dụng định lí tổng ba góc trong một tam giác ta có:

góc A = 180° - góc B - góc C = 180° - 80° - 40° = 60°

góc H = 180° - góc G - góc I = 180° - 30° - 80° = 70°

góc E = 180° - góc D - góc F = 180° - 80° - 60° = 40°

góc L = 180° - góc K - góc M = 180° - 80° - 30° = 70°

góc QNR = 180° - góc NRQ - góc RQN = 180° - 40° - 60° = 80°

góc NRP = 180° - góc RPN - góc PNR = 180° - 60° - 40° = 80°

- Xét ΔABC và ΔFDE (Hình 101)

+) góc B = góc D

+) BC = DE

+) góc C = góc E

Suy ra ΔABC = ΔFDE (g.c.g)

- Xét ΔNQR và ΔRPN (Hình 103)

+) góc QNR = góc NRP (=80°)

+) NR là cạnh chung

+) góc NRQ = góc RNP (=40°)

Suy ra ΔNQR = ΔRNP (g.c.g)

- Xét ΔHIG và ΔLKM (Hình 102)

+) GI = ML

+) góc G = góc M

+) góc I = góc K

Ta có: góc G, góc I cùng kề cạng GI, còn góc M kề cạnh với cạnh ML nhưng góc K không kề với cạnh ML nên  ΔHIG không bằng ΔLKM

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM