Những nội dung dưới đây không chỉ giúp bạn biết được cách làm, tham khảo đáp án bài 28 trang 19 SGK Toán 7 tập 1 mà còn hỗ trợ bạn ôn tập để nắm vững các kiến thức chương 1 phần đại số Toán 7 đã được học trên lớp.
Đề bài 28 trang 19 SGK Toán 7 tập 1
Tính:
\({\left( { - \frac{1}{2}} \right)^2};{\left( { - \frac{1}{2}} \right)^3};{\left( { - \frac{1}{2}} \right)^4};{\left( { - \frac{1}{2}} \right)^5}\)
Hãy rút ra nhận xét về dấu của lũy thừa với số mũ chẵn và lũy thừa với số mũ lẻ của một số hữu tỉ âm
» Bài tập trước: Bài 27 trang 19 SGK Toán 7 tập 1
Giải bài 28 trang 19 SGK Toán 7 tập 1
Hướng dẫn cách làm
Sử dụng định nghĩa lũy thừa với số mũ tự nhiên
\({x^n} = \underbrace {x.x.x...x}_{n\,\,\,so}\left( {x \in Q,n \in N,n > 1} \right)\)
Đáp án chi tiết
Dưới đây là các cách giải bài 28 trang 19 SGK Toán 7 tập 1 để các bạn tham khảo và so sánh bài làm của mình:
\(\eqalign{ & {\left( { - {1 \over 2}} \right)^2} = \left( { - {1 \over 2}} \right).\left( { - {1 \over 2}} \right) = {1 \over 4} \cr & {\left( { - {1 \over 2}} \right)^3} = \left( { - {1 \over 2}} \right).\left( { - {1 \over 2}} \right).\left( { - {1 \over 2}} \right) = - {1 \over 8} \cr & {\left( { - {1 \over 2}} \right)^4} = \left( { - {1 \over 2}} \right).\left( { - {1 \over 2}} \right).\left( { - {1 \over 2}} \right).\left( { - {1 \over 2}} \right) = {1 \over {16}} \cr & {\left( { - {1 \over 2}} \right)^5} = \left( { - {1 \over 2}} \right).\left( { - {1 \over 2}} \right).\left( { - {1 \over 2}} \right).\left( { - {1 \over 2}} \right).\left( { - {1 \over 2}} \right) = - {1 \over {32}} \cr} \)
Nhận xét:
Lũy thừa với số mũ chẵn của một số âm là một số dương.
Lũy thừa với số mũ lẻ của một số âm là một số âm.
» Bài tiếp theo: Bài 29 trang 19 SGK Toán 7 tập 1
Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm bài 28 trang 19 SGK Toán 7 tập 1. Hy vọng những bài hướng dẫn giải Toán 7 của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các bạn hoàn thành bài tập chính xác và học tốt môn học này.