Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Xuất bản: 26/07/2019 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả:

Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ngữ văn lớp 7, hướng dẫn trả lời câu hỏi 39, 40 SGK Ngữ văn 7 tập 1 để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi tới lớp.

Mục lục nội dung

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng từ hào đối với con người và quê hương, đất nước.

I. Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người phần Đọc hiểu

Câu 1. Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:

a- Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần.

b- Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là: lời đáp của cô gái.

c- Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.

d- Hình thức đối đáp này không phố biến trong ca dao, dân ca

Trả lời

b. Bài ca dao có hai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần hai là lời đáp của cô gái.

c. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao - dân ca.

Ví dụ:

-  Đố anh chi sắc hơn dao,

Chi sâu hơn bể, chi cao hơn rời?

-  Em ơi mắt sắc hơn dao,

Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời.

- Cái gì nó bé nó cay,

Cái gì nó bé nó hay của quyền?

- Hạt tiêu nó bé nó cay

Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền.

- Em đố anh từ Nam chí Bắc

Sông nào là sông sâu nhất?

Núi nào là núi cao nhất nước tá?

Anh mà giảng được cho ra

Thì em kết nghĩa giao hòa cùng anh.

- Sâu nhất là sông Bạch Đằng

Ba lần giặc đến ba lần giặc tan

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Câu 2. Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi - đáp?

Trả lời

Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với nhưng đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố – chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.

Những địa danh trong bài 1 là những địa danh ở vùng Bắc Bộ nước ta. Nó gắn với những đặc điểm lịch sử, địa lí, văn hoá của nhiều vùng đất. Người hỏi đã chọn được nhiều nét tiêu biểu để đố, trong khi đó, người đáp cũng trả lời rất đúng. Cuộc hỏi đáp diễn ra như vậy chính là cơ sở để các chàng trai và các cô gái bày tỏ tình cảm với nhau.

Câu 3. Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Trả lời

Trong bài 2, cụm từ “Rủ nhau” cho thấy cả những người rủ và người được rủ đều tỏ ra thích thú muốn được tham quan cảnh đẹp Hồ Gươm. Đây là một thắng cảnh thiên nhiên, đồng thời là một di tích lịch sử, văn hóa của đất nước ta.

Cách tả cảnh của bài ca dao này là gợi chứ không tả, tức chỉ nhắc lần lượt các địa danh: Kiếm Hồ, Thê Húc, Ngọc Sơn... Nhưng như thế cũng đủ cho người nghe cảm thấy háo hức, vì đó là những cảnh trí tiêu biểu của hồ Hoàn Kiếm.

Địa danh gắn liền với truyền thống đấu tranh (sự tích Hồ Gươm) dân tộc. Cảnh trí đa dạng có hồ, cầu, có chùa, đền đài, tháp... tạo thành cảnh thiên nhiên thơ mộng của đất Thăng Long. Vì thế, địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên niềm tự hào về đất nước, về lịch sử và văn hóa.

“Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Câu hỏi cuối bài là lời nhắn nhủ nhắc chúng ta phải nhớ đến công lao xây dựng đất nước của các đấng tiền nhân. Câu hỏi còn nhắc chúng ta cùng các thế hệ mai sau phải biết tiếp tục xây dựng, giữ gìn đất nước cho xứng với truyền thống lịch sử, văn hóa nghìn đời của dân tộc.

Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Sọan văn 7 bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Câu 4. Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô...”

Trả lời

Cảnh trí xứ Huế rất đẹp và thơ mộng. Đường vào “quanh quanh” uốn khúc, đây có non, đó có nước quần tụ làm nên một không gian mênh mông khoáng đạt. Non thì xanh, nước thì biếc, màu sắc ấy nhuộm cho Huế thêm tươi mát, êm đềm. Khung cảnh Huế sông động về đường nét, quyến rũ về màu sắc chẳng khác nào “tranh họa đồ” nên đã làm say đắm lòng người.

- Bài ca dao này dù có dùng định ngữ (quanh quanh), dùng biện pháp so sánh (như tranh họa đồ), nhưng chủ yếu vần là gợi hơn là tả. Tuy nhiên cảnh đẹp xứ Huế vẫn hiện lên thật sinh động.

- “Ai” trong lời mời, lời nhắn gửi “Ai vô xứ Huế thì vô" là một đại từ phiếm chỉ có nhiều nghĩa. Nó có thể chỉ một người hoặc nhiều người, có thể chỉ người mà tác giả bài ca dao trực tiếp nhắn gửi hoặc hướng tới người chưa quen biết.

-> Lời nhắn gửi trên ẩn chứa một niềm tự hào, lòng yêu mến cảnh đẹp xứ Huế, muôn được cùng nhiều người chia sẻ nỗi niềm ấy. Ngoài ra, biết đâu, lời mời.

Câu 5. Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?

Trả lời

Hai dòng thơ đầu bài 4, khác dòng thơ bình thường, được kéo dài ra tới 12 tiếng, có sử dụng các điệp từ, đảo từ và đối xứng (đứng bên tê đồng - đứng bên ni đồng, mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông).

Cách sử dụng các câu thơ kéo dài như thế có tác dụng gợi lên sự dài rộng, to lớn của cánh đồng. Và các điệp từ, đảo từ cho thấy dù đứng ở góc độ nào cánh đồng vẫn bao la, mênh mông. Sự rộng lớn ấy và sự trù phú của cánh đồng báo hiệu một cuộc sống đầy hạnh phúc và tự tin.

Câu 6. Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4.

Trả lời

Lúa đòng đòng là lúa sắp trổ bông; nắng hồng ban mai là nắng mới lên. Sự so sánh cô gái như “chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” làm nổi bật hình ảnh một cô gái đương xuân, phơi phới, đầy sức sống.

Ở hai dòng đầu của bài ca dao là một cánh đồng bao la bát ngát. Hai dòng dưới, bây giờ xuất hiện một cô thôn nữ đã mảnh mai dường như còn mảnh mai hơn. Nhưng sự phì nhiêu của cả cánh đồng “Mênh  mông bát ngát - bát ngát mênh mông” kia là có một phần công sức của đôi tay nhỏ bé của cô gái. Đứng giữa trời đất, đôi mắt cô gái sáng lẽn niềm tự hào, đôi môi cô nở nụ cười sung sướng trước khi những thành quả lao động của mình đang dàn trải ra trước mặt.

Câu 7. Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiếu đó không? Vì sao?

Trả lời

Bài 4 là lời của chàng trai. Người ấy thấy cánh đồng thật là mênh mông bát ngát và thấy cô gái mảnh mai với vẻ đẹp đương xuân đầy sức sống. Chàng trai đã ngợi ca cánh đồng, ngợi ca vẻ đẹp cô gái và qua đó bày tỏ tình cảm của mình một cách tế nhị đối với cô gái.

- Bài ca dao này có thể hiểu một cách khác: Đây là lời của một cỏ gái. Đứng trước cái mênh mông của cánh đồng, cô gái nghĩ về thản phận mình như “chẽn lúa đòng đòng. Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”, đẹp thì có đẹp nhưng sớm nở tối tàn, rồi sẽ ra sao trước cái biển lúa khổng lồ. Từ “phất phơ” bộc lộ rõ tâm trạng lo lắng này. Và nỗi lo đó cũng giống như nỗi lo của cò gái trong bài ca dao:

“Thân em như dải lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

(Các em cũng có thể còn nhiều cách hiểu khác. Điều quan trọng là phải lí giải được cách hiểu của mình sao cho phù hợp với lời bài ca dao).

II. Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người phần Luyện tập

Câu 1. Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca?

Trả lời

Thể thơ trong bốn bài ca dao: Ngoài thể thơ lục bát, chùm bài ca dao này còn sử dụng:

- Thể lục bát biến thể:  Bài số 1, số tiếng không phải là 6 ở dòng lục, không phải là 8 ở dòng bát như thường thấy.

- Thể thơ tự do: Bài 4, hai dòng đầu có số chữ quá dài.

Câu 2. Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là gì?

Trả lời

- Tình cảm chung thể hiện bốn bài ca dao là tình yêu quê hương, đất nước, con người.

Trên đây là nội dung Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ngữ văn 7 chi tiết nhất do Đọc tài liệu thực hiện, mong rằng với bài soạn này các em sẽ chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM