Bài 7 trang 99 SGK Hóa 8 được hướng dẫn cách giải và đáp án không chỉ giúp em làm tốt bài tập này mà còn nắm vững hơn các kiến thức Nguyên tố hóa học đã được học.
Giải bài 7 trang 99 SGK Hóa 8
Đề bài
Mỗi giờ một người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình :
a) Một thể tích không khí là bao nhiêu ?
b) Một thể tích khí oxi là bao nhiêu ?
(Giả sử các thể tích khí được đo ở đktc).
Cách giải
- Tính thể tích không khí 1 người hít vào trong 1 ngày ( 24 giờ)
Vkk = Vkk/giờ. 24 = ? (lít)
- Tính thể tích oxi (chiếm 21%) có trong 500 (lít) không khí
\({V_{{O_2}}} = \frac{{{V_{kk}}.21\% }}{{100\% }} = \,?\,(lit)\)
Đáp án
Bài làm cách 1
Đổi 0,5 m3 = 0,5.1000 = 500 dm3 = 500 (lít)
a. Trong một ngày đêm người lớn tuổi cần một lượng không khí là :
\(500.24 = 12 000\) (lít).
b. Do thể tích oxi chiếm 21% thể tích không khí và cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi nên trong một ngày đêm người lớn tuổi cần là :
\(12000.\dfrac{1}{3}.\dfrac{21}{100}=840\) (lít).
Bài làm cách 2
a) Lượng không khí cần dùng trong 1 ngày (24 giờ) cho mỗi người là:
\(V_{kk\ cần\ dùng\ trong\ 1\ ngày}=0,5 \times 24 = 12(m^3). \)
b) Ta có cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí cho nên:
Thể tích khí oxi cần dùng trong 1 ngày cho một người trung bình là:
\(V_{O_2\ cần\ dùng}=V_{kk\ cần\ dùng\ trong\ 1\ ngày}\times \%O_{2(trong\ kk)}\times \frac{1}{3}=12 \times\frac{1}{3}\times \frac{ 21}{100} = 0,84 m^3.\)
- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm,...). Mỗi người phải góp phần giữ cho không khí trong lành.
- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. Điều kiện phát sinh sự cháy là: Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy; phải có đủ khí oxi cho sự cháy.
- Muốn dập tắt sự cháy phải thực hiện một hoặc đồng thời cả hai biện pháp: Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy; cách li chất cháy với khí oxi.
»» Bài trước:: Bài 6 trang 99 SGK Hóa 8
Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm bài 7 trang 99 SGK Hóa 8. Hy vọng những bài hướng dẫn của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các bạn giải hóa 8 chính xác và học tốt môn học này.