Bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2

Xuất bản: 08/11/2019 - Cập nhật: 25/11/2019 - Tác giả: Giangdh

Giải bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2 chi tiết giúp bạn trả lời tốt bài tập trang 38 sách giáo khoa Toán 9 tập 2 và ôn tập các kiến thức của bài học.

Đáp án bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2 được biên soạn bởi Đọc Tài Liệu nhằm mục đích tham khảo phương pháp làm bài. Tài liệu cũng giúp các bạn ôn tập nội dung kiến thức trong Toán 9 chương 4 phần đại số về đồ thị của hàm số y = ax2

Đề bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2

Cho hàm số \(y = f(x) = {x^2}\).

a) Vẽ đồ thị của hàm số đó.

b) Tính các giá trị \(f(-8); f(-1,3); f(-0,75); f(1,5)\).

c) Dùng đồ thị để ước lượng các giá trị \({(0,5)^2};{( - 1,5)^2};{(2,5)^2}\).

d) Dùng đồ thị để ước lượng vị trí các điểm trên trục hoành biểu diễn các số \(\sqrt{3}; \sqrt{7}\).

» Bài tập trước: Bài 5 trang 37 SGK Toán 9 tập 2

Giải bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2

Hướng dẫn cách làm

a) Cách vẽ đồ thị hàm số \(y=ax^2\).

+) Xác định các điểm \((1; a)\)\((2; 4a)\) và các điểm đối xứng của chúng qua \(Oy\).

+) Vẽ parabol đi qua gốc \(O(0;0)\) và các điểm trên.

b) Để tính \(f(x_0)\) ta thay \(x=x_0\) vào công thức hàm số \(y=f(x)\).

c) Muốn tìm các giá trị \(x^2\), ta tìm vị trí các điểm \(A\) nằm trên đồ thị có hoành độ là \(x\). Khi đó tung độ của \(A\)\(x^2\).

d) Muốn tìm vị trí điểm trên trục hoành biểu diễn số \(\sqrt a\), ta tìm điểm \(B\) thuộc đồ thị có tung độ là \(a\). Khi đó, hoành độ của \(B\) là vị trí biểu diễn của \(\sqrt a\).

Đáp án chi tiết

Dưới đây là các cách giải bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2 để các bạn tham khảo và so sánh bài làm của mình:

a) Vẽ đồ thị hàm số y = x2. 

Bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2 hình 1

Bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2 hình 2

b) Ta có \(y = f(x) = {x^2}\) nên

\(f(-8)=(-8)^2=64.\)

\(f(-1,3)=(-1,3)^2=1,69\).

\(f(-0,75)=(-0,75)^2=0,5625\).

\(f(1,5)=1,5^2=2,25\).

c) Theo đồ thị ta có:

+) Để ước lượng giá trị \((0,5)^2\) ta tìm điểm \(A\) thuộc đồ thị và có hoành độ là \(0,5\). Khi đó tung độ điểm \(A\) chính là giá trị của \((0,5)^2\).

+) Để ước lượng giá trị \((-1,5)^2\) ta tìm điểm \(B\) thuộc đồ thị và có hoành độ là \(-1,5\). Khi đó tung độ điểm \(B\) chính là giá trị của \((-1,5)^2\).

+) Để ước lượng giá trị \((2,5)^2\) ta tìm điểm \(C\) thuộc đồ thị và có hoành độ là \(2,5\). Khi đó tung độ điểm \(C\) chính là giá trị của \((2,5)^2\).

d) Để ước lượng vị trí điểm biểu diễn \(\sqrt 3\) trên trục hoành ta tìm điểm \(D\) thuộc đồ thị và có tung độ là \((\sqrt 3)^2=3\). Khi đó hoành độ điểm \(D\) chính là vị trí biểu diễn của \(\sqrt 3\).

Để ước lượng vị trí điểm biểu diễn \(\sqrt 7\) trên trục hoành ta tìm điểm \(E\) thuộc đồ thị và có tung độ là \((\sqrt 7)^2=7\). Khi đó hoành độ điểm \(E\) chính là vị trí biểu diễn của \(\sqrt 7\).

» Bài tiếp theo: Bài 7 trang 38 SGK Toán 9 tập 2

Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm và đáp án bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2. Mong rằng những bài hướng dẫn giải Toán 9 của Đọc Tài Liệu sẽ là người đồng hành giúp các bạn học tốt môn học này.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM