Bài 6 trang 139 SGK Hóa 10

Xuất bản: 06/11/2018

Giải bài 6 trang 139 Sách giáo khoa Hóa 10 tiết Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit.

Mục lục nội dung

Đề bài:

a) Bằng phản ứng hóa học nào có thể chuyển hóa lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit và ngược lại và lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh?

b) Khí lưu huỳnh đioxit là một trong những khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép. Tính chất nào của khí SO2 đã hủy hoại những công trình này? Hãy dẫn ra phản ứng chứng minh?

Xem lại bài trướcBài 5 trang 139 SGK Hóa 10

Lời giải bài 6 trang 139 SGK Hóa 10:

a) S + O2 → SO2 (Dựa vào tính khử của S)

SO2 + 2H2S → 2S + 2H2O (Dựa vào tính oxi hóa của SO2)

b) Tính khử của SO2

SO2 do nhà máy thải vào khí quyển. Nhờ xúc tác là oxit kim loại có trong khói bụi của nhà máy, nó bị O2 của không khí oxi hóa thành SO3

2SO2 + O2 → 2SO3

SO3 tác dụng với nước mưa thành mưa axit tạo ra H2SO4. Tính axit của H2SO4 đã phá hủy những công trình được xây bằng đá, thép.

>> Xem tiếp: Bài 7 trang 139 SGK Hóa 10

------------

Xem thêm đáp án các bài tập trong chương 6: Oxi Lưu huỳnh và các tài liệu, hướng dẫn giải Hóa lớp 10 khác tại doctailieu.com.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM