Bài 5 trang 38 SGK Hóa 8

Xuất bản: 14/01/2020

Bài 5 trang 38 SGK Hóa 8 được giải bởi Học Tốt giúp bạn nắm được cách làm và tham khảo đáp án bài 5 trang 38 sách giáo khoa Hóa lớp 8 bài Hóa trị

Mục lục nội dung

Bài 5 trang 38 SGK Hóa 8 được hướng dẫn cách giải và đáp án không chỉ giúp em làm tốt bài tập này mà còn nắm vững hơn các kiến thức Nguyên tố hóa học đã được học.

Giải bài 5 trang 38 SGK Hóa 8

Đề bài

a) Lập công thức hóa học của những hợp chất hai nguyên tố sau:

\(P (III)\) và \(H\)\(C (IV)\) và \(S (II)\)\(Fe (III)\) và \(O\).

b) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử như sau:

\(Na (I)\) và \(OH (I)\)\(Cu (II)\) và \((SO_4) (II)\)\(Ca (II)\) và \((NO_3)(I)\)

Đáp án

Bài giải cách 1

a) Lập công thức hóa học:

- Gọi công thức hóa học là \(P_mH_n\) theo quy tắc hóa trị ta có: \(III.m=I.n\)

Chuyển thành tỉ lệ \(m:n=I:III=1:3\) suy ra \(m=1,n=3\)

=> Vậy công thức phân tử là \(PH_3\)

- Gọi công thức hóa học là \(C_mS_n\) theo quy tắc hóa trị ta có: \(IV.m=II.n\)

Chuyển thành tỉ lệ \(m:n=II:IV=2:4\) suy ra \(m=1,n=2\)

=> Vậy công thức phân tử là \(CS_2\)

- Gọi công thức hóa học là \(Fe_mO_n\) theo quy tắc hóa trị ta có: \(III.m=II.n\)

Chuyển thành tỉ lệ \(m:n=II:III=2:3\) suy ra \(m=2,n=3\)

=> Vậy công thức phân tử là \(Fe_2O_3\)

b) Lập công thức hóa học:

- Gọi công thức hóa học là \(Na_m(OH)_n\) theo quy tắc hóa trị ta có: \(I.m=I.n\)

Chuyển thành tỉ lệ \(m:n=I:I=1:1\) suy ra \(m=1,n=1\)

=> Vậy công thức phân tử là \(NaOH\)

- Gọi công thức hóa học là \(Cu_m(SO_4)_n\) theo quy tắc hóa trị ta có: \(II.m=II.n\)

Chuyển thành tỉ lệ \(m:n=II:II=2:2\) suy ra \(m=1,n=1\)

=> Vậy công thức phân tử là \(CuSO_4\)

- Gọi công thức hóa học là \(Ca_m(NO_3)_n\) theo quy tắc hóa trị ta có: \(II.m=I.n\)

Chuyển thành tỉ lệ \(m:n=I:II=1:2\) suy ra \(m=1,n=2\)

=> Vậy công thức phân tử là \(Ca(NO_3)_2\).

Bài giải cách 2

a) P(III) và H:

- Giả sử công thức là PxHy

Theo quy tắc hóa trị: \(x.III = y.I \to \dfrac{x}{y} = \dfrac{I}{{III}} = \dfrac{1}{3}\)

=> Vậy công thức hóa học là: PH3

- Giả sử công thức là CxSy

Theo quy tắc hóa trị: \(x.IV = y.II \to \dfrac{x}{y} = \dfrac{II}{{IV}} = \dfrac{1}{2}\)

=> Vậy công thức hóa học là: CS2

Tương tự ta lập được công thức hóa học của các chất còn lại: Fe2O3.

b) Giả sử công thức là \(N{a_x}{\left( {OH} \right)_y}\)

Theo quy tắc hóa trị: \(x.I = y.I \Rightarrow \dfrac{x }{ y} =\dfrac {I }{ I} =\dfrac {1 }{ 1}\)

=> Vậy công thức hóa học cần tìm là: NaOH

Tương tự ta lập được công thức hóa học của các chất còn lại là: CuSO4; Ca(NO3)2.

Ghi nhớ

Hóa trị của nguyên tố ( hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử ( hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

Theo quy tắc hóa trị: \(x\times a=y\times b\)

- Biết \(x,y\ \) và a ( hoặc b) thì tính được b ( hoặc a).

- Biết a và b thì làm được \(x,y\) để thiết lập công thức hóa học.

Chuyển thành tỉ lệ: \(\frac{x}{y}=\frac{b}{a}=\frac{b'}{a'}\)

Lấy x = b hay b' và y = a hay a' ( nếu a', b' là những số nguyên đơn giản hơn so với a,b).

»» Bài tiếp theo:: Bài 6 trang 38 SGK Hóa 8

Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm bài 5 trang 38 SGK Hóa 8. Hy vọng những bài hướng dẫn của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các bạn giải hóa 8 chính xác và học tốt môn học này.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM