Bài 5 trang 119 SGK Hóa 8

Xuất bản: 03/02/2020

Bài 5 trang 119 SGK Hóa 8 được giải bởi Học Tốt giúp bạn nắm được cách làm và tham khảo đáp án bài 5 trang 119 sách giáo khoa Hóa lớp 8 - bài luyện tập 6

Bài 5 trang 119 SGK Hóa 8 được hướng dẫn cách giải và đáp án không chỉ giúp em làm tốt bài tập này mà còn nắm vững hơn các kiến thức Nguyên tố hóa học đã được học.

Giải bài 5 trang 119 SGK Hóa 8

Đề bài

a) Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa hiđro với hỗn hợp đồng (II) oxit và sắt (III) oxit ở nhiệt độ thích hợp?.

b) Trong các phản ứng hóa học trên, chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa? Vì sao?

c) Nếu thu được 6,00 gam hỗn hợp hai kim loại, trong đó có 2,8g sắt thì thể tích (ở đktc) khí hiđro vừa đủ cần dùng để khử đồng (II) oxit và sắt (III) oxit là bao nhiêu?

Cách giải

a. hidro + oxit → kim loại + nước

b. chất khử: chất chiếm oxi

chất oxi hóa: chất nhường oxi

c. tính sô mol Fe : \({n_{Fe}} = \dfrac{{2,8}}{{56}} = ?\,(mol)\)

Tính khối lương Cu: mCu = mhh – mFe = ? (g)

=>  \({n_{Cu}} = \dfrac{{{m_{Cu}}}}{{64}} = ?\,(mol)\)

Dựa vào phương trình hóa học đã viết ở phần a, tính toán số mol Htheo số mol của Fe và Cu

Đáp án

Bài giải cách 1

a) Phương trình hóa học của các phản ứng:

\(H_2 + CuO → Cu + H_2O (1)\\ 3H_2 + Fe_2O_3 → 2Fe + 3H_2O (2).\)

b) Trong phản ứng (1), (2) chất khử \(H_2 \) vì chiếm oxi của chất khác, chất oxi hóa là \(CuO \)

và \(Fe_2O_3 \)vì nhường oxi cho chất khác.

c) Lượng đồng có trong 6g hỗn hợp 2 kim loại thu được:

\(n_{Fe}=\frac{m}{M}=\frac{2,8}{56}=0,05\ mol\)

\( m_{Cu}=m_{hh}-m_{Fe}=6 - 2,8 = 3,2g.\\ => n_{Cu}=\frac{m}{M}=\frac{3,2}{64}=0,05\ mol\)

- Theo phương trình (1):
\(n_{H_2(1)}=n_{Cu}=0,05\ mol\\ =>V_{H_2(1)} = n\times 22,4=0,05\times 22,4= 1,12 \ lít \)

- Theo phương trình (2):

\(n_{H_2(2)}=\frac{3}{2}n_{Fe}=0,075\ mol\\ =>V_{H_2(2)} = n\times 22,4=0,075\times 22,4= 1,68\ lít \)

Bài giải cách 2

a. Phương trình phản ứng:

CuO + H2  \(\xrightarrow[]{t^{o}cao}\) Cu + H2O          (1)

1mol  1mol       1mol     1mol

Fe2O3 + 3H2 \(\xrightarrow[]{t^{o}cao}\) 3H2O + 2Fe    (2)

1mol      3mol         3mol     2mol

b.

- Chất khử là H2 vì chiếm oxi của chất khác;

- Chất oxi hóa: CuO, Fe2O3 vì nhường oxi cho chất khác.

c. Số mol đồng thu được là: nCu = \(\dfrac{6-2,8}{64}\) = 0,05 (mol)

Số mol sắt là: nFe = \(\dfrac{2,8}{56}\) = 0,05 (mol)

Thể tích khí hi đro cần dùng để khử CuO theo phương trình phản ứng (1) là: nH2 = nCu = 0,05 mol => VH2 = 22,4.0,05 = 1,12 lít.

Khí H2 cần dùng để khử Fe2O3 theo phương trình phản ứng (2) là:

nH2 = \(\dfrac{3}{2}\)nFe = \(\dfrac{3}{2}\).0,05 = 0,075 mol

=>VH2 = 22,4.0,075 = 1,68 (lít)

Ghi nhớ

- Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt.

- Khí hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

- Có thể điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm bằng cách cho axit (HCl hoặc \(H_2SO_4\) loãng) tác dụng với kim loại kẽm ( hoặc sắt, nhôm). Có thể thu khí  \(H_2\) vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước (miệng bình úp xuống dưới).

- Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

- Quá trình nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất là sự khử. Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.

- Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa. Đơn chất oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.

- Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

»» Bài tiếp theo:: Bài 6 trang 119 SGK Hóa 8

Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm bài 5 trang 119 SGK Hóa 8. Hy vọng những bài hướng dẫn của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các bạn giải hóa 8 chính xác và học tốt môn học này.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM