Bài 4 trang 119 SGK Hóa 8 được hướng dẫn cách giải và đáp án không chỉ giúp em làm tốt bài tập này mà còn nắm vững hơn các kiến thức Nguyên tố hóa học đã được học.
Giải bài 4 trang 119 SGK Hóa 8
Đề bài
a) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
- Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (\(H_2CO_3\)).
- Lưu huỳnh đioxit + nước → Axit sunfurơ (\(H_2SO_3\)).
- Kẽm + axit clohiđric → Kẽm clorua + \(H_2\).
- Điphotpho + nước → Axit photphoric (\(H_3PO_4\)).
- Chì (II) oxit + hiđro → Chì (\(Pb\)) + \(H_2O\).
b) Mỗi phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?
Cách giải
- Từ tên gọi của các chất => dịch đúng ra công thức hóa học
- Cân bằng phương trình hóa học
- Phân loại các phản ứng thuộc: phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng oxi hóa khử, phản ứng thế
Đáp án
Cách giải 1
a) Phương trình phản ứng:
\(CO_2 + H_2O → H_2CO_3 (1)\\ SO_2 + H_2O → H_2SO_3 (2)\\ Zn + 2HCl → ZnCl_2 + H_2\uparrow (3)\\ P_2O_5 + HCl → 2H_3PO_4 (4)\\ PbO + H_2 → Pb\downarrow + H_2O (5).\)
b)
- Phản ứng (1), (2) và (4) là phản ứng hóa hợp.
- Phản ứng (3) và (5) là phản ứng thế.
- Phản ứng (5) là phản ứng oxi hóa khử.
Cách giải 2
a. Phương trình phản ứng.
CO2 + H2O → H2CO3 (1)
(kém bền)
SO2 + H2O → H2SO3 (2)
(kém bền)
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2O (3)
P2O5 + H2O → 2H3PO4 (4)
CuO + H2 → Cu + H2O (5)
b.
- Phản ứng (1), (2) và (4) là phản ứng kết hợp.
- Phản ứng (3) và (5) là phản ứng thế.
- Phản ứng (5) là phản ứng oxi hóa khử.
- Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt.
- Khí hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
- Có thể điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm bằng cách cho axit (HCl hoặc \(H_2SO_4\) loãng) tác dụng với kim loại kẽm ( hoặc sắt, nhôm). Có thể thu khí \(H_2\) vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước (miệng bình úp xuống dưới).
- Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
- Quá trình nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất là sự khử. Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
- Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa. Đơn chất oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.
- Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
»» Bài tiếp theo:: Bài 5 trang 119 SGK Hóa 8
Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm bài 4 trang 119 SGK Hóa 8. Hy vọng những bài hướng dẫn của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các bạn giải hóa 8 chính xác và học tốt môn học này.