Bài 30 trang 59 SGK Toán 9 tập 1

Xuất bản: 15/10/2019 - Cập nhật: 18/11/2019 - Tác giả: Giangdh

Bài 30 trang 59 SGK Toán 9 tập 1 được hướng dẫn chi tiết giúp bạn giải bài tập trang 59 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 và ôn tập các kiến thức đã học.

Những nội dung dưới đây không chỉ giúp bạn biết được cách làm, tham khảo đáp án bài 30 trang 59 SGK Toán 9 tập 1 mà còn hỗ trợ bạn ôn tập để nắm vững các kiến thức bài 5 Toán 9 chương 2 phần đại số đã được học trên lớp về hệ số góc của đường thẳng y = ax + b

Đề bài 30 trang 59 SGK Toán 9 tập 1

a) Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị của các hàm số sau:

\(y = \dfrac{1}{2}x + 2\);                                      \(y = -x + 2\)

b) Gọi giao điểm của hai đường thẳng \(y = \dfrac{1}{2}x + 2\)  và  \(y = -x + 2\) với trục hoành theo thứ tự là \(A, B\) và gọi giao điểm của hai đường thẳng đó là \(C\). Tính các góc của tam giác \(ABC\) (làm tròn đến độ).

c) Tính chu vi và diện tích của tam giác \(ABC\) (đơn vị đo trên các trục tọa độ là xentimét)

» Bài tập trước: Bài 29 trang 59 SGK Toán 9 tập 1

Giải bài 30 trang 59 SGK Toán 9 tập 1

Hướng dẫn cách làm

a) Cách vẽ đồ thị hàm số \(y=ax+b,\ (a \ne 0)\): Đồ thị hàm số \(y=ax+b \, \, (a\neq 0)\) là đường thẳng:

+) Cắt trục hoành tại điểm \(A(-\dfrac{b}{a}; \, 0).\)

+) Cắt trục tung tại điểm \(B(0;b).\)

Xác định tọa độ hai điểm \(A\)\(B\) sau đó kẻ đường thẳng đi qua hai điểm đó ta được đồ thị hàm số  \(y=ax+b \, \, (a\neq 0).\)

b) +) Phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng \(y=ax+b\)\(y=a'x+b'\) là: \(ax+b = a'x+b'\). Giải phương trình trên ta tìm được hoành độ giao điểm, thay hoành độ tìm được vào công thức hàm số tìm được tung độ giao điểm.

+) Đường thẳng \(y=ax+b\) giao với trục hoành tại điểm có tọa độ là \(A(-\dfrac{b}{a}; 0).\)

+) Tính tỷ số lượng giác của các góc, từ đó tính số đo góc.

c) Sử dụng định lí Py-ta-go trong tam giác vuông để tính độ dài các cạnh:

\(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\) khi đó: \(BC^2 = AC^2+AB^2\)

+ Chu vi \(\Delta{ABC}\) là: \(C_{\Delta{ABC}}=AB + BC + AC\)

+ Diện tích \(\Delta{ABC}\) là: \(S_{\Delta{ABC}}=\dfrac{1}{2}.h.a\)

trong đó: \(h\) là độ dài đường cao, \(a\) là độ dài cạnh ứng với đường cao.

Đáp án chi tiết

Dưới đây là các cách giải bài 30 trang 59 SGK Toán 9 tập 1 để các bạn tham khảo và so sánh bài làm của mình:

a) Đồ thị được vẽ như hình dưới:

+) Hàm số \(y = \dfrac{1}{2}x + 2\):

Cho \(x=0 \Rightarrow y=\dfrac{1}{2}.0 + 2=0+2=2 \Rightarrow M(0; 2)\).

Cho \(y=0 \Rightarrow 0=\dfrac{1}{2}.x + 2 \Rightarrow x=-4 \Rightarrow N(-4; 0)\).

Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{1}{2}x + 2\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(M(0; 2)\)\(N(-4; 0)\)

+) Hàm số  \(y = -x + 2\):

Cho \(x=0 \Rightarrow y=0 + 2=2 \Rightarrow M(0; 2)\).

Cho \(y=0 \Rightarrow 0=-x + 2 \Rightarrow x= 2 \Rightarrow P(2; 0)\).

Đồ thị hàm số \(y = -x + 2\)   là đường thẳng đi qua hai điểm \(M(0; 2)\)\(P(2; 0)\)

Bài 30 trang 59 SGK Toán 9 tập 1 hình 1

b) +) Hoành độ điểm \(C\) là nghiệm của phương trình:

\(\dfrac{1}{2}x+2=-x+2\)

\(\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}x+x=2-2\)

\(\Leftrightarrow x=0\)

Do đó tung độ của \(C\) là: \(y=0+2=2\). Vậy \(C(0; 2) \equiv M\).

+) Vì \(A\) thuộc trục hoành (\(Ox)\) nên tung độ của \(A\) bằng \(0\). Thay \(y=0\) vào \(y=\dfrac{1}{2}x+2\), ta được:

\(0=\dfrac{1}{2}x+2\)

\(\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}x=-2\)

\(\Leftrightarrow x=-4\)

Vậy \(A(-4; 0) \equiv N\).

+) Vì \(B\) thuộc trục hoành (\(Ox)\) nên tung độ của \(B\) bằng \(0\). Thay \(y=0\) vào \(y=-x+2\), ta được:

\(0=-x+2\)

\(\Leftrightarrow x=2\)

Vậy \(B(2; 0) \equiv P\).

Bài 30 trang 59 SGK Toán 9 tập 1 hình 2

Ta dễ dàng tính được \(OA=4,\ OB=2,\ OC=2,\ AB=6\).

Ta có: \(OB=OC\) nên tam giác \(COB\) vuông cân tại \(O\) (\(O\) là gốc tọa độ) nên: \(\widehat{B}=45^o\)

Dùng công thức lượng giác đối với tam giác \(AOC\) vuông tại \(O\), ta có:

\(\tan A=\dfrac{OC}{OA}=\dfrac{2}{4}=\dfrac{1}{2}\)

Thực hiện bấm máy tính, ta được:  \(\widehat{A} \approx 27^o\)

Xét \(\Delta{ABC}\) có: \(\widehat{A}+ \widehat{B}+\widehat{C}=180^o\)

\(\Leftrightarrow \widehat{C}=180^o-\widehat{A}-\widehat{B}\)

\(\Leftrightarrow  \widehat{C} \approx 180^o-27^o-45^o\)

\(\Leftrightarrow  \widehat{C} \approx 108^o\)

c) Ta có: \(AB = 6 (cm)\)

Xét tam giác vuông \(OAC\) vuông tại \(O\), theo định lí Py-ta-go, ta có:

\(AC^2=AO^2+OC^2=4^2+2^2=16+4=20\)

\(\Rightarrow AC =\sqrt{20}=2\sqrt{5}(cm)\)

Xét tam giác vuông \(OBC\) vuông tại \(O\), ta có:

\(BC^2=BO^2+OC^2=2^2+2^2=4+4=8\)

\(\Rightarrow BC =\sqrt 8 = 2\sqrt{2}(cm)\)

\(\Delta{OAC}\)\(CO \bot AB\) nên \(CO\) là đường cao ứng với cạnh \(AB\)

.

Chu vi tam giác là:

\(P=AB+BC+AC=6+2\sqrt{5}+2\sqrt{2} (cm)\)

Diện tích tam giác là:

\(S=\dfrac{1}{2}.OC.AB=\dfrac{1}{2}.2.6=6 (cm^2)\)

» Bài tiếp theo: Bài 31 trang 59 SGK Toán 9 tập 1

Trên đây là nội dung hướng dẫn trả lời bài 30 trang 59 SGK Toán 9 tập 1 được Đọc Tài Liệu chia sẻ để giúp bạn hoàn thành tốt bài làm của mình. Mong rằng những tài liệu giải Toán 9 của chúng tôi sẽ luôn là người bạn đồng hành để giúp bạn học tốt hơn môn học này.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM