Giải bài 3 trang 71 sách giáo khoa hình học lớp 11

Xuất bản: 07/08/2018 - Cập nhật: 19/09/2018 - Tác giả: Anh Đức

Cách giải 3 trang 71 SGK hình học lớp 11 Chương II. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song Bài 4. Hai mặt phẳng song song

1. Đề bài

Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’.

  • a) Chứng minh rằng hai mặt phẳng (BDA’) và (B’D’C) song song với nhau.
  • b) Chứng minh rằng đường chéo AC’ đi qua trọng tâm G1 và G2 lần lượt của hai tam giác BDA’ và B’D’C.
  • c) Chứng minh G1 và G2 chia đoạn AC’ thành ba phần bằng nhau.
  • d) Gọi O và I lần lượt là tâm các hình bình hành ABCD và ΔA’C’C. Xác định thiết diện của mặt phẳng (A’IO) với hình hộp đã cho.

2. Đáp án - hướng dẫn giải bài 3 trang 71

Hình vẽ bài 3 trang 71 sách giáo khoa hình học lớp 11

a) A’B // D’C và D’C ⊂ (B’D’C) => A’B // (B’D’C) (1)

BD // B’D’ và B’D’ ⊂ (B’D’C) => BD // (B’D’C) (2)

A’B ⊂ (BDA’) và BD ⊂ (BDA’) (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra : (BDA’) // (B’D’C).

b) Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC, BD của hình bình bình hành ABCD, ta có A’O ⊂ (A’ACC’).

Trong mặt phẳng (A’ACC’) hai đường thẳng A’O và AC’ cắt nhau tại điểm G1, G1 ∈ A’O và A’O ⊂ (BDA’)=> G1 ∈ (BDA’),G1 ∈ AC’

Vậy G1 ∈ AC’ ∩ (BDA’) Tứ giác ACC’A’ là hình bình hành, giao điểm I của hai đường chéo A’C và AC’ là trung điểm của mỗi đường. Xét tam giác AA’C, các trung tuyến A’O và AI cắt nhau tại G1.

Vậy G1 là trọng tâm của ΔAA’C cho ta OG1/OA' = 1/3 , A’O cũng là trung tuyến của ΔBDA’ nên tỉ số OG1/OA' = 1/3 chứng tỏ G1 là trọng tâm của tam giác BDA’.

Chứng minh tương tự đối với điểm G2.

c) *Vì G1 là trọng tâm của ΔAA’C nên AG1/AI = 2/3 .

Vì I là trung điểm của AC’ nên AI = 1/2.AC’ Từ các kết quả này, ta có : AG1 = 1/3.AC’

*Chứng minh tương tự ta có : C’G2 = 1/3.AC’

Suy ra : AG1 = GG2 = G2C’ = 1/3.AC’.

d) Thiết diện chính là hình bình hành AA’C’C.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM