Bài 3 trang 58 SGK Hóa 8 được hướng dẫn cách giải và đáp án không chỉ giúp em làm tốt bài tập này mà còn nắm vững hơn các kiến thức Nguyên tố hóa học đã được học.
Giải bài 3 trang 58 SGK Hóa 8
Đề bài
Yêu cầu làm như bài tập 2, theo sơ đồ của các phản ứng sau :
a) HgO ---> Hg + O2
b) Fe(OH)3 ---> Fe2O3 + H2O
Đáp án
Bài giải cách 1
a) Phương trình hóa học: 2HgO ->2 Hg + O2
Số phân tử HgO : Số nguyên tử Hg : Số phân tử O2 = 2 : 2 : 1
b) Phương trình hóa học: 2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O
Số phân tử Fe(OH)3 : Số phân tử Fe2O3 : Số phân tử H2O = 2 : 1 : 3
Bài giải cách 2
a)
- Sơ đồ \(HgO --→ Hg+O_2\)
- Cân bằng số nguyên tử: Hệ số của nguyên tử \(Hg\) ở 2 vế bằng nhau nên ta cân bằng hệ số theo oxi.
Tăng hệ số của \(HgO\) lên 2 để cân bằng \(O\)
\(2HgO --→ Hg + O_2\)
Ta thấy bên phải cần có \(2Hg\)
- Viết phương trình: \(2HgO \xrightarrow{t{}^\circ } 2Hg + O_2\)
Tỉ lệ: Số nguyên tử \(Hg\) : số phân tử \(O_2\) : số phân tử \(HgO\) = \(2:1:2\)
b)
- Sơ đồ \( Fe(OH)_3 --→ Fe_2O_3 + H_2O\)
- Cân bằng số nguyên tử: Hệ số của nguyên tử \(Fe\) ở vế phải lớn hơn bên vế trái nên ta tăng hệ số \(Fe(OH)_3\) lên 2
\(2Fe(OH)_3--\to Fe_2O_3+H_2O\)
Ta thấy bên phải cần có \(6O\) nên cần có \(3H_2O\) bên phải , hệ số của \(H\) được cân bằng ở 2 bên.
- Viết phương trình: \(2Fe(OH)_3\xrightarrow{t{}^\circ }Fe_2O_3+3H_2O\)
Tỉ lệ: Số phân tử \(Fe(OH)_3\) : số phân tử \(Fe_2O_3\) : số phân tử \(H_2O\) = \(2:1:3\)
Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
Ba bước lập phương trình hóa học:
- Viết sơ đồ của phản ứng, gồm các công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm.
- Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.
- Viết phương trình hóa học.
Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
»» Bài tiếp theo:: Bài 4 trang 58 SGK Hóa 8
Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm bài 3 trang 58 SGK Hóa 8. Hy vọng những bài hướng dẫn của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các bạn giải hóa 8 chính xác và học tốt môn học này.