Đề bài:
Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô - ma đã phát triển như thế nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?
Xem lại bài trước: Bài 3 trang 27 SGK Lịch sử 10
Lời giải bài 3 trang 27 SGK Lịch sử 10:
* Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển cao, biểu hiện:
- Lịch và thiên văn học: Người Hi Lạp tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.
- Chữ viết:
+ Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
+ Có hệ thống chữ số gọi là “số La Mã”.
- Sự ra đời của khoa học: Những hiểu biết khoa học đã có từ thời cổ đại phương Đông, nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học. Đặc biệt trong lĩnh vực Toán học.
- Văn học: Xuất hiện những nhà văn có tên tuổi mà những tác phẩm của họ để lại còn nguyên giá trị đến ngày nay. Chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,...
- Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông,...
* Nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học, vì:
- Độ chính xác của khoa học đặc biệt là Toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết có giá trị khái quát hóa cao.
- Có các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này như: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,...
- Những vấn đề mà thời đại này nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.
Sai lầm và chú ý:
Liệt kê tóm tắt những thành tựu trong sgk.
--------
Mời các em truy cập doctailieu.com để xem thêm bài tập chương 2: Xã hội cổ đại. Tham khảo và download hướng dẫn giải bài tập Lịch sử 10 chi tiết