Bài 3 trang 151 SGK Sinh 11

Xuất bản: 05/02/2020 - Tác giả:

Trả lời bài 3 trang 151 SGK Sinh 11 với nội dung Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?

Giải bài 3 trang 151 SGK Sinh 11. Vận dụng lý thuyết đã học về phát triển của động vật của bài 37, liên hệ với thực tế cuộc sống trả lời câu hỏi sau đây về sâu bướm.

Hướng dẫn giải bài 3 trang 151 SGK Sinh 11

Bài 3 trang 151 SGK Sinh 11

Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?

Trả lời bài 3 trang 151 SGK Sinh 11: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, còn bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng

Bướm là côn trùng phát triển qua biến thái hoàn toàn. Vòng đời của bướm trứng -> sâu -> nhộng -> bướm .

Con bướm chính là thời kì cuối cùng trong vòng đời của bướm và cũng là giai đoạn ngắn nhất trong các giai đoạn sinh trưởng trên. Khi đã biến thái thành bướm, nó chỉ có nhiệm vụ là sinh sản và sau đó ít lâu là chết.

Sâu là thời kì bướm cần tích lũy nhiều dinh dưỡng để chuẩn bị cho giai đoạn nhộng nằm im trong kén ko thể kiếm ăn để rồi sau dó bién thành bướm. Chính vì cần nhiều năng lượng nên sâu bướm mới phá hoại cây trồng (chủ yếu phần lá) ghê gớm như vậy.

Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hóa xenlulôzơ nên tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có hiệu quả thấp, vì vậy sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong khi đó hầu hết các loài bướm chỉ ăn mật hoa nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cầy trồng thụ phấn.

Xem thêm hướng dẫn Soạn Sinh 11

>>> Bài trước: Bài 2 trang 151 SGK Sinh 11

>>> Bài tiếp theo: Giải bài 4 trang 151 sinh học lớp 11

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM