Bài 3 trang 149 sgk sinh 9

Xuất bản: 29/10/2018 - Cập nhật: 13/03/2023 - Tác giả: Giangdh

Đáp án bài 3 trang 149 sách giáo khoa sinh học 9 chỉ ra cho các em những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã

Mục lục nội dung

Đề bài:

Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã.

Trả lời bài 3 trang 149 SGK Sinh học 9

Đặc điểmCác chỉ sốThể hiện
Số lượng các loài trong quần xãĐộ đa dạngMức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
Độ nhiềuMật độ cá thể của từng loài trong quần xã
Độ thường gặpTỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
Thành phần loài trong quần xãLoài ưu thếLoài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Loài đặc trưngLoài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn loài khác

Tìm hiểu thêm

  • Quần xã là gì và thành phần loài đặc trưng của quần xã

1. Quần xã

Là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một vùng địa lý hay sinh cảnh nhất định, là phần sống hay hữu sinh của hệ sinh thái. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ hữu cơ với nhau (quan hệ thợ săn - con mồi, cạnh tranh cùng loài hay khác loài, quan hệ cộng sinh, quan hệ vật ký sinh - vật chủ) về nguồn thức ăn, điều kiện sống. Mối quan hệ phức tạp này được thể hiện qua các lưới thức ăn, chuỗi thức ăn. Một quần xã sinh vật thường có lịch sử hình thành lâu dài và hoạt động như một hệ thống mở tương tác với các yếu tố vô sinh của môi trường.

2. Thành phần loài

  • Sinh khối: Ứng với số lượng cá thể của loài sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích gọi là sinh khối. Thay đổi theo thời gian (biến động theo mùa, năm hay do đột xuất)
  • Chỉ số có mặt: Độ thường gặp hay chỉ số có mặt là tỉ số % số địa điểm lấy mẫu có loài được xét so với tổng số địa điểm lấy mẫu trong vùng nghiên cứu.
  • Tần số: Là tỉ lệ % số cá thể một loài đối với toàn bộ cá thể của quần xã trong một lần thu mẫu hay trong toàn bộ các lần thu mẫu của quần xã.
  • Loài ưu thế: là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng. Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến các loài khác trong quần xã. Ví dụ: Bò rừng Bison là loài chiếm ưu thế trong quần xã đồng cỏ lớn ở Bắc Mỹ
  • Độ ưa thích: Độ ưa thích cho thấy cường độ gắn bó của một loài đối với quần xã và được phân thành các mức độ:
  1. Loài đặc trưng: là loài thường gặp và có độ nhiều cao hơn với các loài khác.Chỉ có mặt ở một quần xã
  2. Loài ưa thích: có mặt ở nhiều quần xã, nhưng ưa thích nhất một quần xã trong số đó.
  3. Loài ngẫu nhiên: ngẫu nhiên có mặt trong quần xã. Ví dụ: Các loài hải cẩu ở Việt Nam do vô tình đi lạc nên đã cư trú tạm ở vùng biển Việt Nam.
  4. Loài phổ biến: có mặt ở nhiều quần xã. Là loài phổ biến có giới hạn sinh thái rộng
  • Độ đa dạng: Chỉ mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã. Ví dụ: Khi di chuyển từ miền địa cực xuống vùng xích đạo thường có sự thay đổi số lượng loài và theo chiều hướng gia tăng.

-------------------------------

Doc xin chia sẻ đến với các bạn tổng hợp những phương pháp giải bài tập Sinh học 9 cũng như hướng dẫn giải câu hỏi sgk sinh 9 - Chương 2 - Hệ sinh thái. Các bạn chỉ cần truy cập vào doctailieu.com, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi khó khăn. Chúc các bạn học tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM