Bài 3 trang 132 SGK Hóa 8

Xuất bản: 04/02/2020

Bài 3 trang 132 SGK Hóa 8 được giải bởi Học Tốt giúp bạn nắm được cách làm và tham khảo đáp án bài 3 trang 132 sách giáo khoa Hóa lớp 8

Bài 3 trang 132 SGK Hóa 8 được hướng dẫn cách giải và đáp án không chỉ giúp em làm tốt bài tập này mà còn nắm vững hơn các kiến thức Nguyên tố hóa học đã được học.

Giải bài 3 trang 132 SGK Hóa 8

Đề bài

Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi dưới đây:

Đồng (II) clorua, kẽm sunfat, sắt (III) sufat, magie hiđrocacbonat, natri hiđrophotphat, natri đihiđrophotphat.

Cách giải

Ghi nhớ tên của các kim loại và gốc axit => từ đó dịch từ tên gọi ra công thức hóa học được chính xác.

Đáp án

Công thức hóa học của các muối:

- Đồng (II) clorua: CuCl2

- Kẽm sunfat: ZnSO4

- Sắt (III) sufat: Fe2(SO4)3

- Magie hiđrocacbonat : Mg(HCO3)2

- Natri hiđrophotphat: Na2PO4

- Natri đihiđrophotphat: NaH2PO4

Ghi nhớ

- Thành phần hóa học định tính của nước hồm hiđro và oxi; Tỉ lện về khối lượng: H - 1 phần, O - 8 phần.

- Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca,...) Tạo thành bazơ và hiđro ; tác dụng với một số bazơ như NaOH, KOH, Ca(OH)2; tác dụng với nhiều oxit axit tạo ra axit.

- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng một nguyên tử kim loại. Công thức hóa học của axit gồm 1 hay nhiều nguyên tử H và gốc axit.

- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm (hiđroxit - OH).

- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. Công thức hóa học của muối: kim loại và gốc axit. Tên muối: tên kim loại + tên gốc axit.

»» Bài tiếp theo:: Bài 4 trang 132 SGK Hóa 8

Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm bài 3 trang 132 SGK Hóa 8. Hy vọng những bài hướng dẫn của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các bạn giải hóa 8 chính xác và học tốt môn học này.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM