Bài 2 trang 38 SGK Địa lí 10

Xuất bản: 20/11/2018

Giải bài 2 trang 38 Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 tiết Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ.

Mục lục nội dung

Đề bài:

Nhận xét về sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ

Xem lại bài trướcBài 1 trang 38 SGK Địa lí 10

Lời giải bài 2 trang 38 SGK Địa lí 10:

- Các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ thường phân bố ở những vùng tiếp giáp của các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh.

- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa… (ví dụ: dãy Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và mảng Âu –Á).

- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tác dãn, mascma sẽ trào lên, tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (ví dụ: sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương).

--------------

Xem thêm đáp án các bài tập trong chương 3: Cấu trúc của trái đất - Các quyển của lớp vỏ trái đất và các tài liệu, hướng dẫn giải Địa 10 khác tại doctailieu.com.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM