Những nội dung dưới đây không chỉ giúp bạn biết được cách làm, tham khảo đáp án bài 11 trang 48 SGK Toán 9 tập 1 mà còn hỗ trợ bạn ôn tập để nắm vững các kiến thức bài 2 Toán 9 chương 2 phần đại số về hàm số bậc nhất đã được học trên lớp
Đề bài 11 trang 48 SGK Toán 9 tập 1
Hãy biểu biễn các điểm sau trên mặt phẳng tọa độ:
\(A(-3; 0) , B(-1; 1), C(0; 3), D(1; 1), \)
\(E(3; 0), F(1; -1), G(0; -3), H(-1; -1)\)
» Bài tập trước: Bài 10 trang 48 SGK Toán 9 tập 1
Giải bài 11 trang 48 SGK Toán 9 tập 1
Hướng dẫn cách làm
+) Điểm \(A(x_0; y_0)\) thì tung độ là \(x_0\) và hoành độ là \(y_0\).
+) Điểm \(B(0; b)\) nằm trên trục tung tại vị trí \(b\).
+) Điểm \(C(c; 0)\) nằm trên trục hoành tại vị trí \(c\).
Đáp án chi tiết
Dưới đây là các cách giải bài 11 trang 48 SGK Toán 9 tập 1 để các bạn tham khảo và so sánh bài làm của mình:
+) Điểm \(A(-3; 0) \Rightarrow\) hoành độ là -3 và tung độ là 0
\(\Rightarrow \) điểm A nằm trên trục hoành, tại vị trí điểm -3.
+) Điểm B(-1; 1) \(\Rightarrow \) hoành độ là -1 và tung độ là 1
+) Điểm C(0; 3) \(\Rightarrow \) hoành độ là 0 và tung độ là 3
\(\Rightarrow \) điểm C nằm trên trục tung, tại vị trí điểm 3.
+) Điểm D(1; 1) \(\Rightarrow \) hoành độ là 1 và tung độ là 1
+) Điểm E(3; 0) \(\Rightarrow \) hoành độ là 3 và tung độ là 0
\(\Rightarrow \) điểm E nằm trên trục hoành, tại vị trí điểm 3.
+) Điểm F(1; -1) \(\Rightarrow \) hoành độ là 1 và tung độ là -1
+) Điểm G(0; -3) \(\Rightarrow \) hoành độ là 0 và tung độ là -3
\(\Rightarrow \) điểm C nằm trên trục tung, tại vị trí điểm -3.
+) Điểm H(-1; -1) \(\Rightarrow \) hoành độ là -1 và tung độ là -1
Xem hình sau:
» Bài tập tiếp theo: Bài 12 trang 48 SGK Toán 9 tập 1
Trên đây là lời giải bài 11 trang 48 sách giáo khoa Toán 9 tập 1, các bạn có thể tham khảo thêm đáp án các bài tập khác trong chương 2 hoặc hướng dẫn giải Toán 9 các dạng bài cơ bản tại doctailieu.com.