Bài 1 trang 79 SGK Lịch sử 10

Xuất bản: 10/11/2018

Giải bài 1 trang 79 Sách giáo khoa Lịch sử 10 tiết Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam.

Mục lục nội dung

Đề bài:

Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.

Xem lại bài trướcCâu hỏi thảo luận trang 79 SGK Lịch sử 10

Lời giải:

-    Nông nghiệp dùng cày ngày càng phát triển, cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi và đánh cá, làm nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công xuất hiện.

-    Sự chuyển biến trong kinh tế tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng và phổ biến.

-    Sự chuyển biến về kinh tế và xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phảo có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này yêu cầu chống ngoại xâm được đặt ra. Những điều đó dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

Hiểu biết thêm:

- Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc còn rất đơn giản, sơ khai. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, đứng đầu nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ (đơn vị hành chính lớn), do Lạc tướng đứng đầu. Dưới bộ là các xóm, làng, do Bồ chính (già làng) cai quản.

- Kinh đô của nước Âu Lạc đặt ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

- Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

-  Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Cư dân Việt cổ có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình ; cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức. Thường ngày, nữ mặc áo, váy ; nam đóng khố.

Xem thêm về nhà nước Văn Lang tại Wikipedia.

-----------------

Xem thêm đáp án các bài tập trong chương 1 phần 2: Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X
và các tài liệu, hướng dẫn giải Lịch sử 10 khác tại doctailieu.com.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM