Bài 1 trang 5 Tập bản đồ Địa lí 6

Xuất bản: 01/12/2018

Giải bài 1 trang 5 Tập bản đồ Địa lí lớp 6, Hãy quan sát hình 1 bài 1 trang 3 và hình 1 bài 2 trang 4 và đưa ra các so sánh về các nội dung sau.

Mục lục nội dung

Câu hỏi

Hãy quan sát hình 1 (bài 1 trang 3) và hình 1 (bài 2 trang 4):

- So sánh và nhận xét hình dạng các đường kinh tuyến ở hai bản đồ nêu trên.

-    Nhận xét hình dạng và diện tích các lục địa ở hình 1 (bài 1 trang 3) và hình 1 (bài 2). Hình dạng và diện tích các lục địa ở bản đồ nào tương đối gần đúng với hình dạng và diện tích các lục địa thể hiện trên quả địa cầu?

-    Em hãy cho biết vì sao trên bản đồ của hình 1 (bài 2), đảo Grơnlen lại có hình dạng to gần bằng lục địa Nam Mĩ?

Xem thêm: Bài 2 trang 5 TBĐ Địa lý 6

Lời giải Bài 1 trang 5 Tập bản đồ Địa Lí lớp 6

-    So sánh và nhận xét hình dạng các đường kinh tuyến ở hai bản đồ nêu trên Hình dạng các đường kinh tuyến ở hai bản đồ nêu trên không giống nhau. - Hình 1 (bài 1 trang 3): Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong, có chiều lõm hướng về kinh tuyến giữa. - Hình 1 (bài 2 trang 4): Các kinh tuyến là những đường thẳng song song và bằng nhau.

-    Hình dạng và diện tích các lục địa ở bản đồ hình 1 (bài 1 trang 3) tương đối gần đúng với hình dạng và diện tích các lục địa thể hiện trên quả địa cầu.

-    Vì: Trên bản đồ của hình 1 (bài 2) thể hiện các đường vĩ tuyến đều là đường thẳng song song và dài bằng xích đạo (trên thực tế chúng có độ dài nhỏ hơn độ dài xích đạo). Khi đó, tỉ lệ độ dài dọc theo xích đạo không đổi, nhưng các vĩ tuyến khác có sự biến dạng nhất định, càng xa xích đạo thì sự biến dạng này càng lớn.

***

Để giúp các em học tốt môn Địa lí lớp 6 một cách dễ dàng và chuẩn bị cho cả các kì thi cuối cấp quan trọng, doctailieu.com tổng hợp và chia sẻ cho các em học sinh nội dung Giải bài tập Tập bản đồ Địa lý lớp 6 ngắn gọn, chính xác nhất. Chúc các em học tốt môn Địa lí.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM