Đề bài
Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành.
Xem lại bài trước: Câu hỏi thảo luận trang 37 SGK Địa lí 10
Lời giải bài 1 trang 37 SGK Địa lí 10
- Quá trình bóc mòn: là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió,...) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó.
Đối với đá chưa bị phong hóa, các tác nhân khác cũng có thể phá vỡ rồi cuốn đi. Tùy theo nhân tố tác động mà quá trình bóc mòn có các tên gọi khác nhau. Ví dụ: xâm thực là quá trình bóc mòn do nước chảy, mài mòn là quá trình bóc mòn do nước biển, thổi mòn là quá trình bóc mòn do gió...
- Một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành:
+ Rãnh nông (do nước chảy tràn), khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm
thời), các thung lũng sông, suối (do dòng chảy thường xuyên).
+ Những hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm,... (do gió tạo thành).
+ Hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ (do tác động xâm thực và mài mòn của sóng biển).
+ Vịnh hẹp băng hà (phi-o), cao nguyên băng hà, đá trán cừu,... (do băng hà tạo thành).
>> Xem thêm: